Bệnh viêm mũi dị ứng đang ngày càng phổ biến trong bối cảnh ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu gia tăng. Nếu không điều trị Viêm mũi dị ứng đúng cách thì có thể dẫn đến nhiều bệnh lý hô hấp khác, trong đó có viêm xoang. Cùng xem diễn biến của bệnh và biện pháp xử lý đúng cách để cùng phòng tránh nhé!
1. Diễn biến từ viêm mũi dị ứng thành viêm mũi xoang?
Viêm mũi dị ứng là phản ứng của hệ miễn dịch khi tiếp xúc với các chất gây dị ứng, thông thường là phấn hoa, lông thú cưng, mạt nhà,… Các triệu chứng thường gặp của bệnh bao gồm: Hắt hơi, sổ mũi trong, nghẹt mũi, ngứa mũi, ho khan, ho đờm, ngứa mắt, chảy nước mắt,..
Còn viêm xoang là bệnh do vi khuẩn, virus hoặc dị ứng gây ra dẫn đến phù nề, thu hẹp đường kính các lỗ xoang, dẫn đến tình trạng viêm nhiễm. Triệu chứng của bệnh bao gồm: chảy mủ, ứ đọng dịch trong khoang mũi, hốc xoang gây đau đầu, đau nhức vùng trán hoặc hai bên gò má. Thông thường, viêm xoang là kết quả của đợt cúm kéo dài hoặc viêm mũi dị ứng nghiêm trọng. Để phân biệt viêm mũi dị ứng và viêm xoang cần dựa vào các tiêu chí sau:
Về tính chất bệnh
Viêm mũi dị ứng là bệnh dị ứng và có yếu tố di truyền. Nếu bố hoặc mẹ mắc bệnh thì khả năng truyền cho con là 30%, nếu cả bố và mẹ đều có tiền sử bệnh thì tỷ lệ con bị viêm mũi dị ứng lên tới 50%.
Trong khi đó, viêm xoang là bệnh do tổn thương, nhiễm trùng, vi khuẩn và các loại nấm gây hại trong xoang, khoang mũi gây ra. Viêm xoang cấp tính bắt nguồn từ dị ứng, còn viêm xoang mãn tính không liên quan đến yếu tố di truyền.
Về triệu chứng
Viêm mũi dị ứng và viêm xoang đều có chung triệu chứng là ngứa và nghẹt mũi. Ngoài ra, 2 bệnh này còn được phân biệt dựa trên những biểu hiện khác nhau như:
- Người bị viêm mũi dị ứng thường xuyên hắt hơi không kiểm soát; nước mũi trong, không mùi; đau họng gây ho; ngứa mắt, mắt đỏ và chảy nước, ngứa tai.
- Còn bệnh nhân viêm xoang có triệu chứng chảy nước mũi màu vàng xanh, đặc, tràn vào họng; giảm khứu giác; đau mặt, nhức đầu, đau tai, đau răng hàm trên; sốt; ho dai dẳng và hơi thở có mùi.
Về biến chứng
Khác với viêm xoang, viêm mũi dị ứng là bệnh lành tính, không nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, viêm mũi dị ứng lâu ngày nếu không được điều trị đúng cách có thể dẫn đến viêm xoang mãn tính và polyp mũi.
Viêm xoang lâu ngày có nguy cơ dẫn đến biến chứng viêm tai giữa, viêm phế quản, viêm não, áp xe sau mắt…
2. Vì sao trẻ nhỏ bị viêm mũi dị ứng lâu dễ viêm xoang mũi?
Viêm mũi dị ứng và viêm xoang là hai vấn đề sức khỏe liên quan đến đường hô hấp trên và có thể xuất hiện cùng nhau trong một số trường hợp. Dưới đây là một số lý do mà viêm mũi dị ứng có thể chuyển biến thành viêm xoang ở trẻ em
– Tình trạng viêm mũi kéo dài: Viêm mũi dị ứng có thể diễn biến trong thời gian dài mà không được điều trị hiệu quả, dẫn đến tình trạng niêm mạc mũi bị tổn thương và gây ảnh hưởng đến các xoang xung quanh.
– Lây nhiễm từ viêm mũi đến xoang: Vi khuẩn hoặc virus có thể lây nhiễm từ niêm mạc mũi đến niêm mạc của các xoang xung quanh, gây ra tình trạng viêm xoang. Khi viêm nhiễm phát triển, các dị chất và tế bào nhiễm trùng có thể tích tụ trong các khoang xoang, gây ra các triệu chứng của viêm xoang.
– Thay đổi cấu trúc mũi và xoang: Viêm mũi dị ứng có thể dẫn đến thay đổi cấu trúc của niêm mạc mũi và xoang. Sự phồng tấy và tăng tiết nhầy có thể làm tắc nghẽn lỗ thông hơi của các xoang, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và gây ra viêm xoang.
– Không điều trị đúng cách: Nếu viêm mũi dị ứng không được chẩn đoán và điều trị đúng cách, nó có thể làm tăng khả năng phát triển viêm xoang. Việc kiểm soát triệu chứng và giữ cho niêm mạc mũi khỏe mạnh có thể giảm nguy cơ chuyển biến thành viêm xoang.
– Yếu tố di truyền và cơ địa: Các yếu tố di truyền và cơ địa cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng chuyển đổi từ viêm mũi dị ứng sang viêm xoang. Nếu có người trong gia đình có tiền sử viêm xoang, người đó có thể có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
Việc duy trì sức khỏe của niêm mạc mũi và xoang, điều trị hiệu quả viêm mũi dị ứng, và kiểm soát tốt các yếu tố gây kích thích có thể giúp ngăn chặn quá trình chuyển đổi từ viêm mũi dị ứng sang viêm xoang.
3. Lưu ý trong điều trị viêm mũi dị ứng chuyển thành viêm mũi xoang?
- Nên rửa mũi và xoang hằng ngày, thích hợp nhất là vào buổi sáng và buổi tối. Thường xuyên dùng nước muối xịt mũi hoặc có thể sử dụng máy làm ẩm không khí để làm ẩm đường mũi.
- Việc uống nhiều nước có thể giúp làm loãng chất nhầy trong mũi, vậy nên nhớ cung cấp đủ nước cho cơ thể trong giai đoạn mắc bệnh.
- Kê cao đầu khi ngủ có thể giúp chất nhầy chảy ra khỏi đường thở và giảm nghẹt mũi, cải thiện chất lượng giấc ngủ.
- Xì mũi nhẹ nhàng và làm từng bên một, không thực hiện động tác trên quá mạnh để tránh gây kích ứng đường mũi và đẩy chất nhầy chứa vi khuẩn quay trở lại xoang.
- Chỉ dùng thuốc kháng histamine khi có chỉ định của bác sĩ. Thuốc kháng histamine có thể làm đặc chất nhầy và khiến việc tống chúng ra ngoài trở nên khó khăn hơn.
- Việc sử dụng thuốc thông mũi có chứa chất co mạch thường xuyên có thể dẫn đến tình trạng lệ thuộc thuốc và gặp nhiều tác dụng phụ như bồn chồn, tim đập nhanh và tăng huyết áp.
Việc lựa chọn một giải pháp vừa hiệu quả vừa an toàn khi sử dụng lâu dài đang là xu hướng hiện nay khi điều trị các vấn đề liên quan đến mũi xoang. Otosan Nasal Spray Baby là sản phẩm đi đầu trong việc điều trị các vấn đề mũi xoang một cách hiệu quả và lành tính. Sản phẩm nhập khẩu từ Ý, với bảng thành phần chiết xuất 100% từ thiên nhiên giúp làm sạch sâu các hốc xoang mũi và tống các chất nhầy ra ngoài. Từ đó, giảm đi các tình trạng của viêm mũi cũng như viêm xoang mũi như nghẹt mũi, hắt hơi, đau nhức các hốc xoang. Xịt mũi Otosan Baby được chứng nhận an toàn khi sử dụng cho trẻ em từ 6 tháng trở lên, phụ nữ có thai và cho con bú.
Thông qua những thông tin ở trên chúng ta đã hiểu được diễn biến và cách xử trí khi viêm mũi dị ứng chuyển nặng qua viêm mũi xoang. Hãy sử dụng xịt mũi Otosan Baby để hỗ trợ điều trị và làm giảm bớt các triệu chứng của bệnh nhé! Nếu còn những thắc mắc cần được giải đáp trong quá trình điều trị TAI MŨI HỌNG, có thể gọi ngay đến số HOTLINE của OTOSAN: 037.4444.015 để được tư vấn ngay.