Trẻ bị viêm họng là tình trạng không còn quá xa lạ với các bậc phụ huynh, nhưng nếu tình trạng này kéo dài sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về bệnh viêm họng đối với trẻ em và cách điều trị cho trẻ tại nhà qua bài viết dưới đây!
Tại sao trẻ bị viêm họng mãi không khỏi?
Theo một số nghiên cứu, đa phần các trẻ bị viêm họng là do virus, nấm gây ra. Viêm họng sẽ tự khỏi hoặc sau khi dùng thuốc ngày 2-3 lần. Tuy nhiên, một số trường hợp trẻ bị viêm họng trên 3 tháng vẫn chưa khỏi hay tái phát nhiều lần, có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau:
Nguyên nhân khách quan:
Trẻ em nhỏ hệ miễn dịch chưa hoàn thiện nên rất dễ bị tác động bởi thời tiết và môi trường.
- Vào thời điểm giao mùa, nhiệt độ thay đổi thất thường khiến cơ thể trẻ không kịp thích ứng, ảnh hưởng sức đề kháng khiến bệnh viêm họng kéo dài hơn.
- Môi trường sống: Ô nhiễm môi trường, khói bụi cũng gây ảnh hưởng đến đề kháng của trẻ. Các tác nhân gây viêm họng kéo dài như liên cầu khuẩn có thể lây từ này sang người khác.
Nguyên nhân chủ quan:
- Chủ quan với những biểu hiện viêm họng mức độ nhẹ như ho, đau họng không điều trị dứt điểm, để những triệu chứng kéo dài dễ dẫn đến viêm họng mạn tính.
- Lạm dụng kháng sinh hay quá trình điều trị không sử dụng hết phác đồ điều trị thuốc của bác sĩ khiến trẻ em bị kháng kháng sinh sớm, thuốc điều trị trở nên không hiệu quả.
- Thói quen ăn uống sinh hoạt của trẻ: Ăn uống đồ quá nóng hoặc quá lạnh, thói quen sinh hoạt không đúng làm giảm sức đề kháng của trẻ, khiến bệnh nặng hơn.
- Thói quen giữ vệ sinh cá nhân: Trẻ thường có thói đưa tay lên miệng, mũi trong khi đã tiếp xúc với rất nhiều thứ xung quanh. Ngoài ra, trẻ cũng không có thói quen rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Những điều này tạo điều kiện cho mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể khiến bệnh lâu khỏi.
Nên tạo thói quen rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh cho trẻ để tránh mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể
Nguyên nhân do bệnh lý liên quan:
Trẻ bị viêm họng kết hợp trào ngược dạ dày cũng là một trong những nguyên nhân khiến tình trạng bệnh kéo dài. Ngoài ra trẻ em bị bệnh viêm xoang cũng có khả năng bị viêm họng mãi không khỏi.
Trẻ bị viêm họng kéo dài có nguy hiểm đến sức khỏe không?
Viêm họng gây ra triệu chứng vô cùng khó chịu như ho, đau rát họng, sưng tấy cổ, lưỡi…. Những triệu chứng này gây cản trở việc ăn uống cũng như sinh hoạt hàng ngày của trẻ. Ngoài ra trẻ sẽ có thể xuất các triệu chứng như sốt, đau cơ, sốt phát ban, đau khớp,… nếu không điều trị kịp thời dễ gây ra những biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe như:
- Nếu để trẻ sốt quá cao trên 38 độ trong thời gian dài không giảm sẽ gây co giật. Khi trẻ bị co giật kéo dài gây nên tình trạng thiếu oxy từ đó gây tổn thương ở não ở trẻ nhỏ, nhất là đối với những trẻ có tiền sử bệnh động kinh.
- Viêm thanh quản: Viêm họng kéo dài gây tổn thương đến dây thanh quản và ảnh hưởng đến phát âm của trẻ, khiến trẻ không thể nói chuyện bình thường được. Nếu không điều trị sớm, trẻ có thể bị khó thở, khó nuốt và mất giọng nói.
- Viêm xoang hoặc viêm tai giữa: Tai, mũi, họng có cấu tạo liên hệ chặt chẽ với nhau vì thế khi viêm họng kéo dài sẽ dẫn đến các bộ phận liên quan như tai và mũi cũng dễ bị viêm theo.
Bí quyết chăm sóc trẻ bị viêm họng tại nhà hiệu quả
Nếu trẻ bị viêm họng nhẹ, phụ huynh chú ý chăm sóc đúng cách tại nhà sẽ giúp trẻ mau chóng hồi phục:
Vệ sinh mũi họng
- Khi trẻ mới bị nghẹt mũi nhẹ và dịch mũi còn lỏng, có thể lau sạch mũi cho trẻ bằng khăn mềm. Nếu dịch mũi đặc, có gỉ mũi, hãy nhỏ 2-3 giọt nước muối sinh lý vào mỗi bên mũi, day nhẹ và hướng dẫn trẻ xì ra để làm sạch.
- Có thể sử dụng dụng cụ hút mũi khi dịch mũi quá nhiều và đặc nhưng không được lạm dụng vì có thể gây tổn thương niêm mạc mũi của trẻ.
- Sử dụng khăn giấy mềm để lau sạch mũi và vứt bỏ ngay sau khi sử dụng. Không nên dùng lại khăn xô vì vi khuẩn/virus có thể bám lại sau mỗi lần lau mũi.
- Tạo thói quen súc miệng hằng ngay cho trẻ.
Tạo thói quen súc miệng hàng ngày cho trẻ
Chế độ chăm sóc
- Cho trẻ bú mẹ nhiều cữ hoặc ăn các thức ăn giàu dinh dưỡng, mềm, dễ tiêu và dễ nuốt.
- Chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày với lượng thức ăn mỗi bữa ít hơn bình thường. Không nên ép trẻ ăn quá nhiều, chỉ cần ăn đủ nhu cầu.
- Khuyến khích trẻ uống nhiều nước để bù lượng nước mất do sốt, thở nhanh, nôn trớ, tiêu chảy.
- Bổ sung các thực phẩm giàu dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin và khoáng chất để tăng cường hệ miễn dịch.
- Tránh tiếp xúc với các tác nhân gây tổn thương niêm mạc họng như nước đá lạnh, khói bụi, thuốc lá,…
Điều trị triệu chứng cho trẻ
- Cần hạ sốt nhanh và giảm ho cho trẻ tránh những biến chứng liên quan: Khi trẻ sốt đặt trẻ nằm ở nơi thoáng mát, chườm mát, cho trẻ uống nhiều nước hoặc sữa. Nếu trẻ sốt trên 38 độ, sử dụng thuốc hạ sốt cho trẻ theo đúng liều lượng, hướng dẫn.
- Không tự ý sử dụng kháng sinh.
- Giảm ho cho trẻ bằng phương pháp tự nhiên như chanh đào mật ong, gừng, húng chanh, rễ cam thảo, cây mã đề…. hoặc sử dụng sản phẩm trị ho nguồn gốc thảo dược nếu ba mẹ không có thời gian chuẩn bị.
Ba mẹ có thể tham khảo thêm sản phẩm Siro Ho Otosan Fortuss- một giải pháp hiệu quả vượt trội dành cho trẻ bị viêm họng từ nhẹ đến vừa. Sản phẩm được bào chế hoàn toàn từ tự nhiên (mật ong Manuka, cúc la mã, mã đề….) tạo nên một lớp bảo vệ dịu nhẹ, bám dính vào niêm mạc, nhờ đó giúp giảm ho, long đờm và làm dịu cổ họng một cách hiệu quả nhanh chóng. Ngoài ra, Otosan ForTuss còn có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn, làm lành các tổn thương niêm mạc tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra đối với trẻ.
Siro ho Otosan Fortuss – Công thức giàu hoạt tính, giảm nhanh ho khan, ho đờm
Xem thêm: Lựa chọn siro ho cho trẻ nên dựa vào những tiêu chí nào?