HO CÓ ĐỜM LÀ GÌ? CÁCH ĐIỀU TRỊ HO CÓ ĐỜM LÂU NGÀY KHÔNG KHỎI

HO CÓ ĐỜM LÀ GÌ? CÁCH ĐIỀU TRỊ HO CÓ ĐỜM LÂU NGÀY KHÔNG KHỎI

Ho có đờm kéo dài lâu ngày không khỏi là triệu chứng rất phổ biến trong các bệnh về đường hô hấp gặp ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Nếu để lâu ngày không điều trị sẽ làm cho khả năng hô hấp của người bệnh suy giảm & ảnh hưởng nghiêm trọng.

Hãy cùng tìm hiểu về nguyên nhân và cách điều trị ho có đờm hiệu quả trong bài viết dưới đây.

1. Ho có đờm là gì?

Trước tiên, chúng ta cùng tìm hiểu về bản chất của việc ho

–  Ho là một phản xạ tự nhiên của cơ thể xuất hiện đột ngột và thường lặp đi lặp lại để loại bỏ các chất bài tiết, chất kích thích ra khỏi đường hô hấp. Ho giúp cơ thể bạn chữa lành và bảo vệ chính nó.

– Phản xạ ho gồm 3 giai đoạn: Hít vào, có một cơ chế buộc phải thở ra, hơi thở ép vào thanh môn đang đóng kín, lượng không khí từ phổi thoát mạnh ra ngoài khi thanh môn mở ra và thường sẽ đi kèm với một âm thanh đặc trưng  

Đờm là chất dịch được tiết của đường hô hấp gồm chất nhầy, hồng cầu, bạch cầu mủ, các chất độc tấn công đường hô hấp. Ho có đờm là hiện tượng ho đi kèm đờm với nhiều màu sắc khác nhau: Trắng trong hoặc trắng đục; màu vàng xanh lá hoặc màu vàng; màu đỏ hoặc màu nâu… tiết thông qua đường mũi và miệng

Thường tồi tệ và xuất hiện thường xuyên hơn vào ban đêm, sau khi thức dậy và khi đang nói chuyện. Đây cũng có thể là triệu chứng cuối cùng còn sót lại sau khi bị nhiễm cảm lạnh thông thường.

Tùy thuộc vào nguyên nhân ho có đờm mà sẽ kèm theo các triệu chứng khác như:

  • Khó thở, khò khè
  • Sốt 
  • Các triệu chứng cảm lạnh và cúm
  • Khò khè
  • Đau ngực
HO CÓ ĐỜM LÀ GÌ? CÁCH ĐIỀU TRỊ HO CÓ ĐỜM LÂU NGÀY KHÔNG KHỎI
Ho có đờm thường kèm theo nhiều triệu chứng khác

Vậy nên, cùng tìm hiểu những nguyên nhân gây ra ho có đờm dưới đây

2. Nguyên nhân gây ho có đờm

Ho có đờm được gây ra bởi rất nhiều nguyên nhân khác nhau như:

2.1 Nhiễm trùng đường hô hấp trên (dị ứng)

 Người sống trong môi trường ô nhiễm, khói bụi là điều kiện thuận lợi cho virus và các tác nhân gây dị ứng bệnh tấn công đường hô hấp từ đó gây ra các cơn ho có đờm có thể là triệu chứng của cảm lạnh hoặc cúm

2.2 Nhiễm trùng đường hô hấp dưới

 Là những bệnh gây ảnh hưởng đến đường thở hoặc phổi nên ho đờm có thể là triệu chứng của các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp dưới như: Viêm phế quản, viêm phổi, viêm xoang…

2.3 Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính 

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) là bệnh thuộc nhóm gây ảnh hưởng đến phổi. Đây là bệnh mãn tính có thể gây ho có đờm và khó thở trong thời gian dài

HO CÓ ĐỜM LÀ GÌ? CÁCH ĐIỀU TRỊ HO CÓ ĐỜM LÂU NGÀY KHÔNG KHỎI
Ho có đờm do bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD)

2.4 Giãn phế quản

Giãn phế quản là một bệnh phổi mãn tính có đường thở trở nên giãn rộng bất thường và chứa đầy chất nhầy dư thừa dẫn đến tình trạng ho đờm dai dẳng, kéo dài. Điều này có thể làm cho phổi dễ bị nhiễm trùng

2.5 Bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) là tình trạng Axid dạ dày và các chất chứa khác trong dạ dày thường xuyên bị rò rỉ ra khỏi dạ dày và sẽ trào ngược lên thực quản. Ho đờm là triệu chứng của bệnh và có thể đánh thức người bệnh lúc nửa đêm khi đang ngủ.

2.6 Bệnh lao

Bệnh lao (TB) là một bệnh truyền nhiễm chủ yếu gây ảnh hưởng đến phổi có thể gây ra triệu chứng ho có đờm dai dẳng kéo dài hơn 3 tuần. Bệnh đồng thời cũng ảnh hưởng lên hệ thần kinh, các tuyến & xương.

2.7 Do hút thuốc hoặc sử dụng chất kích thích

Những người hút thuốc hoặc sử dụng các chất kích thích sẽ gây tổn thương phổi, kích ứng cổ họng, thực quản dẫn đến ho có đờm là triệu chứng khá phổ biến.

Trên đây là các nguyên nhân, vậy cách điều trị ho có đờm lâu khỏi là gì, cùng tìm hiểu ngay dưới đây.

3. Điều trị ho có đờm

Việc điều trị ho có đờm sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân để có những thuốc phù hợp.

– Thuốc long đờm: Guaifenesin, Acetyl cystein giúp làm loãng dịch tiết trong đường thở để có thể dễ dàng tống xuất chất nhầy ra ngoài theo mỗi cơn ho

– Ho đờm do dị ứng thì có thể dùng các loại thuốc sau:

– Thuốc thông mũi: phenylephrine, pseudoephedrine, ephedrine, oxymetazoline hoặc xylometazoline giúp co các mao mạch trong mũi và đường hô hấp để giảm tắc nghẽn

– Thuốc kháng histamine: brompheniramine, chlorphenamine, diphenhydramine, doxylamine, promethazine hoặc triprolidine và 1 số Corticoid giúp chống dị ứng, làm giảm kích ứng ở đường hô hấp

– Ho đờm do nhiễm trùng có thể dùng kháng sinh: Penicillin, Augmentin, Azithromycin…

– Ho đờm do trào ngược dạ dày thực quản (GERD): Dùng thuốc kháng Acid hoặc các loại thuốc khác làm giảm các triệu chứng trào ngược Acid

4. Cách phòng ngừa ho có đờm hiệu quả tại nhà

Một số tình trạng gây ho có đờm cần đến cơ sở điều trị. Tuy nhiên, có thể kết hợp một số biện pháp khắc phục tại nhà vào kế hoạch điều trị.

Các biện pháp khắc phục sau đây có thể giúp giảm ho đờm:

  • Tránh các chất gây dị ứng hoặc chất kích thích như: Khói hóa chất, ô nhiễm không khí, bụi, phấn hoa, vẩy da thú cưng.
  • Uống nhiều nước để giúp làm loãng chất nhầy và ngăn ngừa mất nước.
  • Súc miệng bằng nước muối ấm.
  • Bỏ hút thuốc và tránh khói thuốc thụ động
  • Thực hiện các bài tập thường xuyên, nhẹ nhàng để giúp làm sạch chất nhầy từ đường thở.
  •  Sử dụng các loại sản phẩm ngậm, siro ho, xịt họng giúp thanh đờm để bảo vệ cổ họng trơn tru, không cặn nhầy.
  • Người có bệnh phổi mãn tính cũng nên tiêm phòng cúm và viêm phổi thường xuyên.
HO CÓ ĐỜM LÀ GÌ? CÁCH ĐIỀU TRỊ HO CÓ ĐỜM LÂU NGÀY KHÔNG KHỎI
Tập thể dục đều đặn giúp giảm tình trạng ho có đờm

5. Những câu hỏi thường gặp về ho có đờm

5.1 Ho có đờm kéo dài không khỏi có nguy hiểm không?

Hiện nay có rất nhiều người bị ho có đờm đều có chung thắc mắc là ho có đờm có nguy hiểm không, cùng tìm hiểu ngay dưới đây

Nếu tình trạng ho có đờm kéo dài không khỏi thì có thể đã mắc ho có đờm mạn tính và đây cũng là dấu hiệu của nhiều bệnh hô hấp nguy hiểm như: Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, bệnh lao phổi, giãn phế quản, ung thư phổi, bệnh cấp tính.

5.2 Ho có đờm nên ăn gì, kiêng gì?

Người bị ho có đờm luôn tìm kiếm những thực phẩm có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh. Dưới đây sẽ giải đáp là cho những người ho có đờm nên ăn gì và kiêng gì.

Ho có đờm nên ăn gì:

  • Ăn nhiều rau, củ, quả và nước ép: Rau cần tây, củ cải, bưởi, bí đỏ, chuối, tắc, hành tây, tỏi, gừng, ớt cayenne, nghệ… 
  • Lá xanh & thảo mộc: Mùi tây, cải xoong,…
  • Trà: Trà hoa hồng, trà hoa cúc…

Ho có đờm nên kiêng gì: 

  • Thực phẩm cay nóng,  chiên giòn nhiều dầu mỡ
  • Hải sản đặc biệt là là cua, ốc, tôm…
  • Thức ăn, đồ uống lạnh
  • Thịt đỏ, đậu nành
  • Các chất kích thích: Caffein, rượu bia,…

5.3 Ho có đờm: Khi nào thì nên đi khám?

 Nếu tình trạng ho có đờm đờm kéo dài không khỏi (> 3 tuần) và xuất hiện kèm các triệu chứng dưới đây thì nên đi gặp bác sĩ:

  • Đau tức vùng ngực khi ho kèm theo thở nhanh, thở gấp và khó thở.
  • Ho đờm đặc có nhiều màu sắc: Màu vàng, xanh, trắng đục.
  • Ho nhiều vào ban đêm và sáng sớm khi mới ngủ dậy
  • Kèm sốt cao, đổ nhiều mồ hôi.
  • Khi ho khạc nhổ, đờm có lẫn mủ và tia máu.
  • Ăn uống khó khăn, ngủ không ngon giấc, sụt cân nhanh chóng.

6. Giải pháp hỗ trợ điều trị ho có đờm lâu ngày không khỏi.

Ho có đờm lâu ngày không khỏi, bên cạnh việc sử dụng thuốc để điều trị thì việc sử dụng xịt họng, siro ho và gel ngậm từ thiên nhiên là giải pháp hỗ trợ hiệu quả và an toàn cho người ho có đờm giúp làm hóa hỏng dịch nhầy, giảm ho và dịu cổ họng nhanh chóng

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều sản phẩm hỗ trợ giảm ho đờm với đủ loại thành phần, trong đó phải nhắc đến bộ 3 sản phẩm họng đến từ thương hiệu Otosan uy tín với hơn 33 năm trong nghiên cứu và phát triển các sản phẩm chăm sóc TMH là: Siro ho Otosan Fortuss; gel ngậm họng Otosan; xịt họng Otosan

HO CÓ ĐỜM LÀ GÌ? CÁCH ĐIỀU TRỊ HO CÓ ĐỜM LÂU NGÀY KHÔNG KHỎI
Bộ 3 sản phẩm họng của thương hiệu Otosan

– Siro ho Fortuss chứa 100% thành phần tự nhiên là sự kết hợp của mật ong Manuka  và các chiết xuất thảo dược giúp diệt khuẩn, kháng virus, hóa lỏng dịch nhầy, tạo lớp bảo vệ bám dính vào niêm mạc làm dịu cổ họng, chống kích ứng và giảm ho nhanh chóng. Hỗ trợ điều trị hiệu quả trong: Ho đờm, ho khan, viêm họng, khản giọng,…

– Gel ngậm họng Otosan có chứa mật ong, Hedge Mustard cùng các loại tinh dầu thảo dược được bào chế dạng gel lỏng có thể ngậm hoặc uống tác dụng nhanh, ngay tức thì trên bề mặt tạo ra màng film bám dính bao phủ niêm mạc hầu họng giảm ngay kích ứng, giảm ho, long đờm, đau rát họng,…Hỗ trợ điều trị hiệu quả trong các trường hợp: Ho đờm, ho khan, viêm họng, viêm Amidan, thanh quản, phế quản… và phòng ngừa với trường hợp có hệ miễn dịch hô hấp kém.

Xịt họng Otosan có chứa Anethole, Hedge Mustard và các tinh dầu thảo tác động lên họng theo 3 cơ chế: Kháng khuẩn – làm tê & dịu họng – giảm sưng tấy giúp tác dụng nhanh trên bề mặt niêm mạc họng giúp làm loãng dịch đờm nhầy, giảm đau, giảm kích thích ho và thúc đẩy quá trình nhanh lành mô. Hỗ trợ điều trị ho nhiều đờm, viêm họng, Amidan, VA, trào ngược dạ dày thực quản, nhiệt miệng, loét miệng,… và phòng ngừa bệnh lý về hô hấp.

Với bộ 3 sản phẩm họng đến từ thương hiệu Otosan sẽ giúp bạn phòng ngừa và giảm nhanh chóng tình trạng ho có đờm ngay tại nhà rất an toàn và hiệu quả.

Ho có đờm lâu ngày không khỏi là biểu hiện của rất nhiều bệnh lý hô hấp. Nếu không được điều trị kịp thời & đúng cách sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Nên hãy chủ động phòng ngừa và điều trị ngay từ khi chớm ho để ho có đờm không còn là nỗi lo của bạn.

Tác giả Dược sĩ Nguyễn Quốc Hưng

Mời bạn bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Mua Otosan ở đâu?

0đ
0đ