VIÊM XOANG LÀ GÌ? NHỮNG ĐIỀU CẦN ĐẶC BIỆT LƯU Ý
Bạn đã bao giờ bị sổ mũi, đau đầu nhức nhối liên tục tái phát chưa? Đó là dấu hiệu tiêu biểu của viêm xoang. Vậy viêm xoang là gì? Cùng tìm hiểu về viêm xoang và những lưu ý về bệnh thông qua bài viết dưới đây nhé!
Phân loại viêm xoang
Viêm xoang là tình trạng nhiễm trùng hoặc sưng, viêm niêm mạc xoang gần mũi. Ở cơ thể người khỏe mạnh, niêm mạc xoang sẽ tiết ra chất nhầy để giữ cho đường dẫn trong mũi và xoang không bị khô. Với đặc tính kháng khuẩn, chất nhầy này còn giúp ngăn ngừa vi khuẩn, bụi và các chất kích thích trong không khí khác xâm nhập vào phổi của bạn.
Ở người bệnh viêm xoang, các niêm mạc này bị viêm, sưng và tiết ra nhiều chất nhầy hơn. Điều này làm cho lượng chất nhầy tăng lên và tích tụ lại trong các hốc xoang khiến đường thở trở nên hẹp hơn và tạo thành ổ viêm trong xoang.
Hiện nay, viêm xoang được phân loại dược trên các tiêu chí sau:.
Dựa trên diễn biến bệnh:
Là dựa vào tần suất biểu hiệu và mức độ nghiêm trọng của triệu chứng, gồm 4 loại:.
- Viêm xoang cấp tính: Đây là loại phổ biến nhất vì chúng xuất phát từ nhiều nguyên nhân như cảm lạnh, nhiễm trùng do vi khuẩn, nấm, dị ứng,… Các triệu chứng hay gặp bao gồm chảy nước mũi dai dẳng, nhức đầu, đau mặt, hôi miệng,… và thông trường sẽ kéo dài từ vài ngày đến 3-4 tuần.
- Viêm xoang cấp tính tái phát: là khi có ba đợt viêm xoang cấp tính trở lên xảy ra trong năm, với các triệu chứng kéo dài đến hai tuần mỗi lần. Loại viêm xoang này có liên quan đến dị ứng theo mùa, vì vậy cách điều trị tốt nhất là tập trung vào các biện pháp khắc phục dị ứng và giảm tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng.
- Viêm xoang bán cấp: Đây cũng là loại viêm xoang phổ biến, gây ra viêm và nghẹt mũi xoang do nhiễm trùng bán cấp kéo dài từ 8-10 tuần. Nếu không điều trị dứt điểm, viêm xoang bán cấp thường có thể trở thành mãn tính.
- Viêm xoang mãn tính: là khi các triệu chứng kéo dài hơn 12 tuần bao gồm các dấu hiệu chung của các tình trạng trên, chẳng hạn như đau mặt, nhức đầu, khó thở và chảy nước mũi. Ngoài ra, loại viêm xoang này thường dẫn đến mệt mỏi và giảm khứu giác.
Dựa theo vị trí viêm xoang:
Viêm xoang cũng có thể được xác định theo vị trí của ổ viêm. Xoang mũi sẽ tạo thành bốn khoang tương ứng với hàm trên, trán, xương bướm và xoang sàng. Dựa trên vị trí đó,viêm xoang được chia làm 4 phần:
- Viêm xoang bướm: là một bệnh nhiễm trùng ở xoang nằm phía sau mắt gây đau đầu, đau mắt. Tuy loại nhiễm trùng này không quá phổ biến nhưng rất nguy hiểm.
- Viêm xoang hàm: loại viêm xoang phát triển khi các xoang trong xương gò má bị viêm hoặc nhiễm trùng. Các triệu chứng bao gồm sưng tấy và đau nhức toàn mặt, kèm theo đau đầu từng cơn.
- Viêm xoang trán: xảy ra khi các xoang ở vùng trán bị viêm hoặc bị kích ứng. Các dấu hiệu phổ biến nhất là đau đầu từng cơn, tức và đau nhức ở mặt.
- Viêm xoang sàng: xảy ra khi các lỗ xoang sâu bên trong hốc mũi giữa hai mắt bị kích thích hoặc viêm, với triệu chứng điển hình là đau họng, chảy nước mũi sau, mất vị giác và khứu giác.
Nguyên nhân gây bệnh viêm xoang
Viêm xoang thường là do virus cảm lạnh hoặc cúm lây lan đến xoang từ đường hô hấp trên. Một số ít trường hợp là do vi khuẩn lây nhiễm vào xoang chẳng hạn như khi răng bị nhiễm trùng hoặc nhiễm nấm cũng có thể khiến xoang bị viêm. Viêm xoang do nấm thường nghiêm trọng hơn các dạng viêm xoang khác. Chúng thường xảy ra khi hệ thống miễn dịch suy yếu.
Dưới đây là một số các yếu tố nguy cơ khác có thể dẫn đến tình trạng viêm xoang như:
- Tắc nghẽn cơ học: Lệch vách ngăn, sưng tấy trong mũi như polyp mũi
- Nhiễm trùng các cơ quan bên cạnh: như nhiễm trùng mũi, viêm tuyến tiền liệt, nhổ răng, chấn thương, tiếp xúc với khu vực bụi bặm hoặc ô nhiễm.
- Các bệnh viêm mũi dị ứng hay hen suyễn.
- Hệ thống miễn dịch suy yếu
- Thời tiết thay đổi, nắng mưa thất thường
Biểu hiện và triệu chứng bệnh viêm xoang
Dưới đây là các triệu chứng điển hình của bệnh viêm xoang bao gồm:
- Nghẹt mũi, sổ mũi
- Đau, sưng và đau quanh má, mắt hoặc trán.
- Hơi thở hôi, nghẹt mũi, sưng mắt, nhức đầu, ngủ kém, ngáy, sổ mũi và chảy nước mũi sau.
- Nước mũi có màu xanh hoặc vàng.
- Ho và đau họng.
- Khó thở khi ngủ, ngáy và mệt mỏi.
Những triệu chứng này có thể thay đổi tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh và tình trạng sức khỏe cụ thể ở từng người.
Lưu ý trong chăm sóc và điều trị bệnh viêm xoang
Dưới đây là điều cần chú ý khi chăm sóc và trị bệnh viêm xoang tại nhà:
Vệ sinh mũi họng thường xuyên
Điều này giúp làm loãng chất nhầy và rửa sạch chất bẩn trong mũi. Đồng thời, thói quen này cũng sẽ giúp giảm sưng niêm mạc mũi để người bệnh có thể thở bình thường, từ đó hỗ trợ làm dịu cơn đau và giảm áp lực đến các xoang.
Người bệnh có thể thực hiện các phương pháp như sau:
- Chườm khăn ấm lên mũi và trán để giúp giảm áp lực xoang.
- Sử dụng thuốc xịt mũi thông mũi hoặc nước muối để rửa sạch xoang.
- Hít hơi nước từ bát nước nóng hoặc vòi sen.
- Nên rửa mũi và xoang ít nhất 2 đến 3 lần/ngày.
Trên thị trường hiện nay, bộ rửa xoang mũi Otosan Nasal wash Kit được xem là một trong những sản phẩm nổi bật nhất giúp vệ sinh xoang mũi thường xuyên. Sản phẩm với công thức patent duy nhất trên thị trường chứa cả ba loại muối là Natri clorid, Natri hyaluronat, Natri bicarbonate. Bộ ba muối này sẽ giúp làm sạch sâu, dưỡng ẩm niêm mạc mũi, tăng hiệu quả rửa mũi tốt hơn so với việc chỉ sử dụng dung dịch muối thông thường. Kit rửa mũi Otosan giúp loại bỏ chất nhầy và hỗ trợ giảm đau do viêm xoang. Kit rửa mũi Otosan hoàn toàn có thể sử dụng hằng ngày mà không sợ tổn thương niêm mạc xoang mũi.
Chế độ ăn phù hợp
Một chế độ dinh dưỡng cân bằng đóng vai trò rất quan trọng để điều trị viêm xoang hiệu quả và nâng cao sức khỏe. Người bệnh viêm xoang nên bổ sung thêm các thực phẩm sau:
– Thực phẩm chứa nhiều kẽm, chẳng hạn như hải sản, tôm, cua, ốc, thịt heo và ngũ cốc, có thể giúp giảm viêm sưng ở niêm mạc mũi.
– Vitamin C từ các loại trái cây như cam và quýt hoặc ổi, ..có tác dụng tăng đề kháng, hỗ trợ giảm viêm, làm loãng dịch nhầy và cải thiện triệu chứng bệnh.
– Sử dụng các loại gia vị như mật ong, gừng, hành hẹ và tỏi vì chúng có khả năng kháng khuẩn và chống viêm tự nhiên. Từ đó, giúp làm dịu tổn thương các xoang và tăng khả năng chống lại nhiễm khuẩn.
Ngoài ra, người bệnh cũng hạn chế ăn các loại thực phẩm chua, cay, nóng vì có thể gây kích ứng.
Tạo thói quen sinh hoạt hợp lý
Dưới đây là những thói quen sinh hoạt tốt cho bệnh viêm xoang:
– Tăng độ ẩm trong không khí tại nhà bằng cách sử dụng máy tạo độ ẩm.
– Ngủ ngẩng cao đầu. Kê thêm một chiếc gối dưới đầu trước khi đi ngủ để giúp xoang thông thoáng.
– Tránh các yếu tố gây kích thích niêm mạc xoang như khói bụi hoặc thuốc lá.
– Uống nhiều nước giúp làm loãng chất nhầy trong mũi và giúp nó thoát ra ngoài.
Qua những thông tin bổ ích đã được nêu ở trên, ta đã có thể biết thêm viêm xoang là gì và những điểm đặc biệt lưu ý về bệnh. Nếu còn thắc mắc về những vấn đề xoay quanh viêm xoang cũng như sản phẩm Otosan Nasal wash Kit hãy gọi ngay đến số HOTLINE của OTOSAN: 037.4444.015 để được tư vấn ngay nhé!