Viêm tai giữa có mủ: Hiểu đúng để điều trị và phòng ngừa
Viêm tai giữa có mủ là tình trạng nhiễm trùng tai cấp, cần được điều trị và phòng ngừa ngay lập tức để tránh các biến chứng nguy hiểm như viêm xương chũm và viêm nội sọ. Đọc ngay bài viết dưới đây để hiểu đúng về bệnh lý viêm tai giữa có mủ, cũng như cách phòng ngừa và được điều trị bệnh kịp thời.
1. Viêm tai giữa có mủ là gì?
Viêm tai giữa có mủ được hiểu là tình trạng tai giữa bị ứ dịch, sau đó nhiễm trùng dẫn đến làm mủ ở tai. Các nguyên nhân nhiễm trùng có thể do bị nhiễm vi khuẩn, virus từ mũi, họng. Đây cũng là một tình trạng thường gặp ở trẻ em do cấu trúc ngắn và nằm ngang của ống Eustachian (vòi nhĩ) khiến cho dịch trong mũi họng dễ đi qua vòi nhĩ rồi vào tai giữa.
Viêm tai giữa có mủ thường gặp ở trẻ sau khi bị các bệnh liên quan đến mũi, họng
Bệnh được chia ra thành hai tình trạng chủ yếu dựa trên thời gian kéo dài của bệnh gồm:
– Viêm tai giữa có mủ cấp tính: có thời gian nhiễm trùng ngắn
– Viêm tai giữa có mủ mạn tính: với thời gian nhiễm trùng kéo dài hơn 3 tháng.
2. Nguyên nhân gây Viêm tai giữa có mủ
Hiện nay, có nhiều nguyên nhân và yếu tố gây viêm tai giữa có mủ, trong đó phổ biến nhất gồm:
2.1. Rối loạn chức năng vòi nhĩ
Trong điều kiện bình thường, vòi nhĩ có nhiệm vụ giúp điều hòa áp suất trong tai giữa; chống dịch từ vòm mũi họng trào ngược vào tai giữa và đào thải chất tiết từ tai giữa. Vòi nhĩ luôn ở trạng thái đóng, chỉ mở ra khi chúng ta ngáp, nuốt và hắt hơi, điều này giúp cân bằng áp suất tai giữa. Do vậy, khi có bất kỳ tình trạng nào gây rối loạn chức năng vòi nhĩ như làm tắc vòi, gây mất nguyên vẹn vòi nhĩ đều có thể dẫn đến tình trạng viêm tai giữa.
Cơ thể sau khi trải qua một đợt viêm đường hô hấp trên như viêm mũi họng, viêm xoang, viêm amidan,… thì rất dễ bị viêm tai giữa cấp. Lúc này, sự phù nề và xung huyết của vòi nhĩ và niêm mạc tai giữa dẫn đến lòng tai giữa bị thu hẹp làm tăng áp suất âm của tai giữa, tạo điều kiện cho mầm bệnh di chuyển từ mũi họng khi vòi nhĩ mở ra. Ngoài ra, việc rối loạn chức năng vòi nhĩ còn làm cho tai giữa và xương chũm không được thông khí đầy đủ nên dễ dẫn đến nhiễm trùng dai dẳng kéo dài, gây nên bệnh viêm tai giữa có mủ.
2.2. Nhiễm trùng
Viêm tai giữa rất hay xảy ra sau 3-4 ngày kể từ ngày nhiễm trùng đường hô hấp trên ở trẻ em. Virus làm giảm khả năng bảo vệ của vòi nhĩ khiến các tác nhân gây bệnh dễ dàng đi vào tai giữa.
Trong trường hợp viêm tai giữa có mủ, các tác nhân gây bệnh là vi khuẩn với các loại phổ biến nhất như Streptococcus pneumoniae, Haemophilus influenzae không định type và Moraxella (Branhamella) catarrhalis. Ngoài ra cũng còn các vi khuẩn khác như Staphylococcus aureus, vi khuẩn đường ruột cũng có thể gây bệnh trong 20% trường hợp.
Đối với viêm tai giữa có mủ mạn tính, các vi khuẩn gây bệnh thường gặp có thể là vi khuẩn hiếu khí như: Pseudomonas aeruginosa, Streptococcus pyogenes, Proteus mirabilis, Escherichia coli, S. aureus.
2.3. Do các yếu tố từ viêm tai giữa cấp tính diễn tiến thành viêm tai giữa mạn tính có mủ
Tình trạng viêm tai giữa cấp tỉnh sẽ chuyển sang mãn tính do một số yếu tố như:
– Rối loạn chức năng vòi nhĩ;
– Viêm tai giữa cấp tính có mủ thường xuyên tái phát nhiều lần;
– Điều trị kháng sinh không phù hợp, không đầy đủ;
– Do nhiễm trùng đường hô hấp trên thường xuyên;
– Điều kiện sống thiếu vệ sinh.
3. Triệu chứng nhận biết
Hiện tượng tai chảy mủ là triệu chứng rõ rệt nhất cho bệnh viêm tai giữa có mủ cấp hoặc mạn tính, tuy nhiên triệu chứng chỉ xuất hiện ở giai đoạn trễ của bệnh. Do đó, cũng tùy thuộc vào cấp độ bệnh mà triệu chứng cũng có sự khác biệt.
3.1. Triệu chứng viêm tai giữa cấp tính có mủ
Các triệu chứng sẽ xuất hiện đa dạng ở các đối tượng như
– Đối với trẻ nhỏ: biểu hiện bệnh rất đa dạng và không rõ ràng, sẽ có các triệu chứng chung như quấy khóc, bú kém, bỏ bú, sốt lạnh run hoặc có thể kèm các bệnh viêm mũi họng,…
– Đối với người lớn và trẻ lớn: sẽ xuất hiện sốt, chảy mủ tai, ù tai, nghe kém. Các cơn đau tai cũng tăng dần, đặc biệt khi về đêm hoặc xuất hiện khối sưng sau tai (biến chứng viêm xương chũm).
3.2. Triệu chứng viêm tai giữa mạn tính có mủ
Biểu hiện đặc trưng của viêm tai giữa mạn tính có mủ là hiện tượng chảy mủ tai kéo dài trên 3 tháng, mủ đặc xanh có mùi hôi. Đặc biệt, kèm theo là suy giảm thính giác, khả năng nghe ngày càng kém và xuất hiện các cơn đau âm ỉ trong đầu.
Ngoài ra, người bệnh viêm tai giữa mủ mạn tính còn có thể bị nặng đầu phía bên tai viêm nhiễm, gây ảnh hưởng nhiều đến chất lượng công việc và sinh hoạt.
4. Điều trị và phòng ngừa
Dưới đây là các cách điều trị và phòng ngừa viêm tai giữa có mủ
4.1. Điều trị
Thực chất, bệnh viêm tai giữa có mủ cấp tính hay mạn tính đều không thể tự điều trị tại nhà, mà người bệnh cần có sự thăm khám và điều trị từ bác sĩ Tai Mũi Họng hoặc đến ngay các trung tâm y tế để được tư vấn chính xác nhất. Không nên tự ý sử dụng các loại kháng sinh vì sẽ làm lu mờ triệu chứng, khó chẩn đoán. Điều này sẽ làm bệnh dễ từ cấp tính thành mạn tính, làm bệnh kéo dài.
Khi đã đi khám bác sĩ và được điều trị bằng thuốc, người bệnh cần tuân thủ theo phác đồ, uống đủ thuốc, đủ liều để điều trị bệnh sớm và đúng nhất.
4.2. Phòng ngừa
Chúng ta có thể phòng ngừa bệnh viêm tai giữa trước khi tình trạng bệnh diễn biến nguy hiểm hơn qua các cách dưới đây:
– Cần điều trị dứt điểm các bệnh lý về tai mũi họng: viêm xoang, viêm mũi,…
– Tránh cho trẻ nhỏ tiếp xúc với nguồn bệnh hay những người đang mắc bệnh nhằm hạn chế lây lan;
– Thường xuyên đeo khẩu trang ở những nơi công cộng và đông người như bệnh viện, bến xe, nhà ga,…
– Rửa tay thường xuyên sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn để tránh đưa virus vào cơ thể;
– Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể đặc biệt là các loại vitamin, khoáng chất nhằm tăng cường hệ miễn dịch;
– Khi mắc bệnh cần tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ Tai Mũi Họng để điều trị đúng cách.
– Luôn vệ sinh tai trẻ sạch sẽ để tai luôn thông thoáng, hạn chế tích tụ bụi bẩn. Tuy nhiên bố mẹ phải biết cách vệ sinh tai đúng cách cho trẻ bằng các dung dịch nhỏ tai thiên nhiên và an toàn. Dung dịch nhỏ tai Otosan Natural Ear Drops là một giải pháp tự nhiên hiệu quả giúp cha mẹ vệ sinh tai, cũng như phòng ngừa các bệnh tai cho trẻ, hỗ trợ loại bỏ và ngăn chặn quá trình hình thành ráy tai quá mức. Với thành phần tự nhiên như keo ong, dầu lý chua đen, bisabolol và các tinh dầu hữu cơ, Otosan Natural Ear Drops sẽ hỗ trợ làm giảm đau, chống viêm, dưỡng ẩm cho tai, đặc biệt là có khả năng kháng khuẩn dịu nhẹ. Đây chính là biện pháp hiệu quả để phòng ngừa viêm tai giữa từ sớm cho trẻ.
Viêm tai giữa có thể gây ảnh hưởng đến cả trẻ em và người lớn, nhưng đa phần trẻ em tỷ lệ mắc sẽ cao hơn. Vì vậy, phụ huynh cần lưu ý và để tâm đến trẻ và khi nhận thấy những dấu hiệu bất thường cần đến ngay trung tâm y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị sớm để phòng ngừa những biến chứng sau này.