THUỐC TRỊ VIÊM MŨI DỊ ỨNG VÀ LƯU Ý KHI SỬ DỤNG

Viêm mũi dị ứng là căn bệnh xảy ra thường xuyên với triệu chứng ngứa mũi, hắt hơi liên tục, chảy nước mũi giàn giục,…gây khó chịu cho người bệnh. Dùng thuốc điều trị viêm mũi dị ứng như thế nào cho đúng và hiệu quả là mong muốn của bất kỳ bệnh nhân nào!

THUỐC TRỊ VIÊM MŨI DỊ ỨNG VÀ LƯU Ý KHI SỬ DỤNG

1. Cách điều trị viêm mũi dị ứng

Viêm mũi dị ứng là triệu chứng viêm ở mũi khi  tiếp xúc với các chất gây dị ứng môi trường xung quanh như phấn hoa, lông thú cưng trong nhà, khói thuốc lá, bụi bẩn,… Viêm mũi dị ứng có các triệu chứng chính là chảy nước mũi, hắt hơi nhiều, nghẹt mũi và ngứa mũi.

Phương pháp điều trị ở bệnh nhân viêm mũi dị ứng có thể chia thành 2 nhóm:

– Phương pháp điều trị không dùng thuốc: che chắn kỹ bằng khẩu trang, rửa sạch mũi bằng nước muối sinh để tránh các dị vật từ môi trường; hay sử dụng các sản phẩm xịt mũi hỗ trợ giảm triệu chứng,…

– Phương pháp điều trị dùng thuốc: Sử dụng các thuốc để giảm triệu chứng như thuốc kháng histamin, thuốc chống co thắt, thuốc corticoid, thuốc kháng sinh,…

2. Các loại thuốc trị viêm mũi dị ứng

Dưới đây là các nhóm thuốc điều trị viêm mũi dị ứng hay được bác sĩ kê đơn, bao gồm:

Thuốc kháng histamin

Histamin là chất trung gian tham gia vào phản ứng viêm của hệ thống miễn dịch cơ thể. Khi có tác nhân kích thích xâm nhập vào cơ thể, histamin sẽ được tiết ra nhằm bảo vệ cơ thể và gây các phản ứng dị ứng như ngứa mũi, hắt hơi, chảy mũi,…

Thuốc kháng histamin là thuốc đầu tay sử dụng cho viêm mũi dị ứng. Trước đây, thuốc histamin thế hệ 1 được dùng khá phổ biến để giảm triệu chứng dị ứng như clorpheniramin, diphenhydramin,… Tuy nhiên, các hoạt chất này có khả năng đi qua hàng rào máu não gây buồn ngủ, mệt mỏi, ảnh hưởng đến công việc. Ngày nay, thuốc kháng histamin thế hệ 2 như fexofenadin, desloratadin,… được sử dụng phổ biến hơn, rộng rãi hơn trong trường hợp giảm viêm mũi dị ứng mà không gây buồn ngủ, ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày.

Thuốc xịt mũi co mạch, làm thông

Khi mắc viêm mũi dị ứng, các mạch dưới mũi và niêm mạc sẽ sưng lên gây tắc mũi, khiến người bệnh cảm thấy khó khăn trong việc hô hấp. Thuốc xịt mũi chứa các hoạt chất như naphazolin, xylometazolin, oxymetazolin,… có tác dụng co mạch làm giảm sưng niêm mạc mũi, giúp thông thoáng đường thở cho người sử dụng. 

Thuốc Corticoid

Sử dụng corticoid dạng xịt mũi có hiệu quả trong điều trị viêm mũi dị ứng cho cả trẻ em và người lớn vì sẽ giảm sưng, giảm viêm xoang mũi. Thuốc corticoid khi vào cơ thể sẽ hoạt động ức chế và làm giảm sự tự miễn dịch, nhờ đó giúp giảm quá trình sưng viêm. Với dạng xịt mũi, Corticoid có tác dụng tại chỗ nên sẽ hỗ trợ kháng viêm nhanh chóng và hữu hiệu hơn.

Thuốc kháng sinh

Trong trường hợp nước mũi chảy ra không còn là màu trong mà chuyển sang màu vàng, màu xanh thì đang cảnh báo tình trạng bội nhiễm vi khuẩn. Khi đó, bác sĩ sẽ cân nhắc sử dụng kháng sinh cho người viêm mũi dị ứng.

Trong trường hợp này các thuốc thuộc nhóm lớn Betalactam như các hoạt chất penicillin, cephalosporin,… có thể được sử dụng đúng liều, đúng thời gian cho người bệnh.

3. Lưu ý khi sử dụng thuốc trị viêm mũi dị ứng

Khi sử dụng các loại thuốc viêm mũi dị ứng cần tuân thủ và lưu ý một số vấn đề sau.

Thuốc kháng histamin

Nếu sử dụng thuốc kháng histamin thế hệ 1 thì cần hạn chế việc lái máy móc hay làm việc vì thuốc sẽ đi qua hàng rào máu não khiến cơ thể mệt mỏi, buồn ngủ, ảnh hưởng đến sinh hoạt.

Thuốc xịt mũi co mạch

Xịt mũi chứa hoạt chất này sẽ làm giảm tắc mũi nhanh chóng vì cơ chế co mạch, giảm sưng giúp thông thoáng đường thở. Tuy nhiên, không nên lạm dụng và dùng quá 3-5 ngày vì có thể gây nhờn thuốc, thậm chí là phản ứng dội ngược gây nghẹt mũi trở lại, sung huyết mũi, viêm mũi mạn tính khó chữa trị hơn.

Thuốc corticoid

Thuốc corticoid dạng xịt hay dạng uống toàn thân cũng nên được sử dụng theo tư vấn và lời khuyên từ bác sĩ có chuyên môn vì nếu dùng sai cách sẽ gặp các tác dụng phụ như:

– Mũi bị khô, bong tróc niêm mạc.

– Kích ứng niêm mạc mũi làm các triệu chứng dị ứng còn nghiêm trọng hơn.

– Dùng corticoid toàn thân quá liều còn có thể gây loãng xương, tăng nhãn áp,… nguy hiểm cho cơ thể.

Thuốc kháng sinh

Trong trường hợp bội nhiễm, người bệnh được chỉ định kháng sinh điều trị cần phải tuân thủ theo đúng liệu trình bác sĩ đưa ra để hạn chế tình trạng kháng kháng sinh cũng như các tác dụng phụ có thể xảy ra khác.

Bên cạnh các thuốc trị viêm mũi dị ứng, người bệnh có thể sử dụng dung dịch xịt mũi Otosan Forte để hỗ trợ giảm triệu chứng của viêm mũi dị ứng.

Xịt mũi Otosan Nasal Spray Forte chứa thành phần nước biển ưu trương (2,2%) cùng các loại tinh dầu thảo dược giúp làm giảm nhanh các triệu chứng ngứa mũi, nghẹt mũi. Bên cạnh đó, sản phẩm không chứa corticoid, chất gây co mạch nên có thể sử dụng lâu dài, thường xuyên và an toàn với cả phụ nữ có thai, đang cho con bú.

  • THUỐC TRỊ VIÊM MŨI DỊ ỨNG VÀ LƯU Ý KHI SỬ DỤNG

Mong rằng qua bài viết trên, bạn đọc có thể biết được viêm mũi dị ứng là như thế nào và các thuốc trị viêm mũi dị ứng có thể sử dụng hiện nay. Nếu còn có thắc mắc bạn có thể truy cập website của chúng tôi hoặc gọi trực tiếp vào Hotline: 037.4444.015  để được hỗ trợ tư vấn thêm thông tin và giải đáp.

Tác giả Dược sĩ Nguyễn Quốc Hưng

Mời bạn bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Mua Otosan ở đâu?

0đ
0đ