Tất tần tật các bệnh về tai thường gặp và giải pháp điều trị

Tai một bộ phận quan trọng của cơ thể chúng ta và có cấu trúc khá phức tạp. Vì thế mà khi gặp các vấn đề về tai, chúng ta rất khó nhận biết tai đang bị bệnh gì? Ở bộ phận nào? Cùng tìm hiểu các bệnh về  tai và cách xử lý chúng qua bài viết dưới đây!

Tìm hiểu cấu trúc của tai

Tai có vai trò dẫn truyền âm thanh đồng thời giữ cho cơ thể cân bằng. Tai có cấu tạo gồm 3 phần: tai trong, tai giữa và tai ngoài. 

  • Tai ngoài là khoảng cách từ bên ngoài vào tới màng nhĩ, gồm loa tai và ống tai ngoài. Tai ngoài là bộ phận nhận âm thanh và truyền vào màng nhĩ.
  • Tai giữa là một khoang nằm trong xương thái dương dùng chứa khí, gồm 3 bộ phận: xương chũm, hòm nhĩ và vòi nhĩ. Ba bộ phận này thông với nhau. Tai giữa có nhiệm vụ truyền âm thanh từ màng nhĩ đến tai trong nhờ các xương con.
  • Cấu tạo tai trong gồm 3 bộ phận: ốc tai, các ống bán khuyên và tiền đình. Tai trong có nhiệm vụ chuyển xung động âm thanh thành các xung thần kinh và điều chỉnh sự cân bằng của cơ thể.

Tất tần tật các bệnh về tai thường gặp và giải pháp điều trị

Các bệnh liên quan đến tai ngoài

Viêm ống tai ngoài

Viêm ống tai ngoài là sự nhiễm trùng ở ống tai ngoài dẫn đến sưng viêm.

Ống tai ngoài có nhiệm vụ tiết ra ráy tai để bảo vệ tai giữa và tai trong, Tuy nhiên, khi khả năng điều tiết bị ảnh hưởng sẽ làm cho virus và vi khuẩn dễ dàng xâm nhập gây viêm cho tai.

Các triệu chứng của viêm ống tai ngoài như tai đỏ nhẹ, ngứa rát, chảy dịch, ù tai, sốt, ứ đọng dịch, sưng hạch bạch huyết ở cổ…Các triệu chứng này gần giống với viêm tai giữa nhưng sẽ nhẹ hơn. 

Nếu không điều trị viêm ngoài ống tai kịp thời dễ dẫn đến những biến chứng như mất thính giác tạm thời, nhiễm trùng lây lan vào tai giữa – tai trong, viêm mô tế bào… 

Viêm sụn vành tai

Khi sụn ở vành tai xuất hiện tình trạng nhiễm trùng được xác định là viêm sụn vành tai

Vành tai bị chấn thương mạnh gây nên tụ máu, ứ máu ở vành tai khiến máu không thể tuần hoàn được, vì vậy không thể cung cấp chất dinh dưỡng nuôi dưỡng vành tai. Nếu tình trạng này để lâu sẽ khiến vành tai bị hoại tử, vùi lấp ống tai ngoài, tạo điều kiện cho vi khuẩn S.aureus và Pseudomonas aeruginosa xâm nhập và gây bệnh ở sụn tai.

Khi bị viêm sụn vành tai người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng như vành tai đỏ và ấm nhẹ, đau nhức, giảm thính lực, ù tai,…

Nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng viêm sẽ nặng hơn vành tai sẽ nung mủ, da bị hoại từ,…

Nấm tai

Là tình trạng vùng tai ngoài bị viêm và nhiễm trùng do nấm. Tình trạng nhiễm nấm có thể do nhiều loại nấm gây ra, thường gặp nhất là Aspergillus và Candida. Nấm tai thường gây ra những triệu chứng như ngứa tai, ù tai, khả năng nghe kém,…. Sau khi kéo dài 1-2 ngày dễ gây ra đau âm ỉ ở tai, cảm giác căng đầy gây tức vùng tai, có thể kèm dịch chảy ra ngoài tai,… Nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến các bệnh khác như viêm tai ngoài, thủng màng nhĩ,…..

Tất tần tật các bệnh về tai thường gặp và giải pháp điều trị

Xem thêm: Bệnh nấm ống tai là gì? Có điều trị được không?

Trong thời tiết khí hậu nóng ẩm như ở Việt Nam việc điều trị nấm tai sẽ gặp khó khăn vì đây là điều kiện thuận lợi cho nấm phát triển. Trong quá trình điều trị cần luôn giữ tai khô ráo, hạn chế dùng tăm bông chọc ngoáy để hạn chế nấm lây lan vào sâu trong tai.     

Chàm tai

Chàm tai là tình trạng tổn thương da xuất hiện ở da quanh vành tai, vành tai và ống tai ngoài, chia thành ba giai đoạn: cấp tính, bán cấp và mạn tính. Đối tượng thường dễ bị chàm tai nhất là trẻ em.

Triệu chứng đầu tiên của chàm tai là da sần, ngứa ngáy và khó chịu, sau đó da bắt đầu ửng đỏ và xuất hiện mụn nước. Khi mụn nước vỡ, da sẽ rỉ dịch, khô dần và hình thành vảy cứng.

Nguyên nhân cụ thể gây bệnh chàm tai vẫn chưa được xác định. Chàm tai thường không gây nguy hiểm nghiêm trọng và có thể kiểm soát được với các biện pháp điều trị phù hợp.

Các bệnh liên quan đến tai giữa

Viêm tai giữa

Là hiện tượng ống tai giữa bị virus hoặc vi khuẩn xâm nhập gây viêm. Bệnh này thường xuất hiện ở trẻ em vì trẻ em có cấu trúc vòi nhĩ chưa hoàn chỉnh và hệ miễn dịch yếu.

Các giai đoạn phát triển theo mức độ nặng dần của viêm tai giữa là viêm tai giữa xung huyết, viêm tai giữa ứ dịch, viêm tai giữa có mủ, sau cùng là thủng màng nhĩ. Triệu chứng của viêm tai giữa bao gồm giảm thính lực, sốt, mệt mỏi, sưng hạch bạch huyết, đau họng, buồn nôn, mất cân bằng, chảy dịch/mủ ra ống tai ngoài.

Tùy thuộc vào giai đoạn, triệu chứng sẽ có mức độ khác nhau. Điều trị nội khoa áp dụng cho viêm tai giữa cấp tính, nếu không kịp kiểm soát, bệnh có thể tiến triển thành mạn tính và ảnh hưởng đến chức năng của tai.

Viêm tai xương chũm

Xương chũm là một phần của tai giữa, và nhiễm trùng xương chũm có thể là hậu quả của viêm tai giữa. Viêm tai xương chũm gây ra các triệu chứng như ù tai, giảm thính lực, sốt, tai chảy mủ, đau nhói bên trong và xung quanh tai.

Biến chứng nguy hiểm của viêm tai xương chũm nếu không điều trị đúng cách bao gồm áp xe đại não, liệt mặt, viêm màng não, viêm mê nhĩ, viêm tĩnh mạch bên và áp xe ngoài màng cứng,…

Các bệnh khác

Rối loạn mạch máu tai

Rối loạn mạch máu tai là hiện tượng mạch máu bị tắc nghẽn, dẫn đến giảm lưu lượng máu và có quan hệ mật thiết với suy giảm thính lực. Rối loạn mạch máu tai dẫn đến động mạch bị xơ cứng, tắc nghẽn dòng máu tuần hoàn trong tai, khiến áp suất và lưu lượng máu trong tai thay đổi, từ đó gây giảm thính lực ở người bệnh

Triệu chứng của rối loạn mạch máu tai bao gồm nghe kém, tổn thương màng nhĩ. Nếu kéo dài lâu này người bệnh có nguy cơ mất thính lực….

Thủng màng nhĩ

Màng nhĩ là một lớp màng mỏng, bán trong suốt, có hình dáng giống hình bầu dục, ngăn cách tai ngoài với tai giữa. Nó có vai trò tiếp nhận sóng âm trong quá trình nghe và ngăn chặn các tác nhân có hại như bụi bẩn, vi khuẩn, virus,… xâm nhập vào tai giữa.

Thủng màng nhĩ là tình trạng màng nhĩ bị rách hoặc thủng, dẫn đến một số triệu chứng như đau tai, ù tai, suy giảm chức năng nghe và viêm tai giữa do bụi bẩn, nước bẩn tràn vào tai trong,….

Tất tần tật các bệnh về tai thường gặp và giải pháp điều trị

Ngoáy tai bằng tăm bông không đúng cách có thể dẫn đến nguy cơ thủng màng nhĩ

Rối loạn thính lực

Rối loạn thính lực xảy ra khi tai tích tụ quá nhiều chất lỏng, gây chóng mặt, ù tai, mất thăng bằng và suy giảm thính giác. Hiện nay, các chuyên gia vẫn chưa xác định được nguyên nhân và chưa thể điều trị dứt điểm tình trạng rối loạn thính lực. 

Nếu tình trạng rối loạn thính lực kéo dài dẫn đến rối loạn tiền đình não, giảm thính lực hoặc có thể mất thính lực vĩnh viễn, đây là những biến chứng rất nguy hiểm. Vì vậy, khi xuất hiện các triệu chứng trên, bệnh nhân nên đến bệnh viện sớm để khám và điều trị.

Giải pháp điều trị các bệnh về tai

Điều trị chuyên khoa

Bệnh về tai sẽ được điều trị chuyên khoa bằng phương pháp dùng thuốc, xạ trị hoặc phẫu thuật tùy vào từng loại bệnh và tình trạng cụ thể. Một số bệnh về tai được bác sĩ chỉ định sử dụng thuốc điều trị:

  • Thuốc kháng sinh: Được dùng trong các trường hợp bệnh về tai do nhiễm khuẩn, tùy theo tình trạng bệnh bác sĩ sẽ kê đơn, liều dùng thuốc phù hợp. Thuốc kháng sinh thường kèm theo thuốc điều trị triệu chứng như đau, sốt, mệt mỏi do nhiễm trùng gây ra.
  • Thuốc điều trị triệu chứng: Khi có triệu chứng đau, sốt, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc phù hợp. Tuy nhiên, chúng chỉ tác động đến triệu chứng mà không can thiệp vào nguyên nhân gây bệnh.
  • Thuốc bôi ngoài da: Đối với bệnh về da như chàm tai, người bệnh cần bôi trực tiếp thuốc để cải thiện tình trạng.

Quan trọng nhất, các loại thuốc và biện pháp hiện tại chỉ mang tính chất tham khảo. Người bệnh cần phải đến các bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng để được chẩn đoán và chỉ định phương pháp phù hợp.

Điều trị tại nhà

Bên cạnh việc điều trị y tế do bác sĩ chẩn đoán, người bệnh cũng cần kết hợp thêm các biện pháp điều trị tại nhà để mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất:

  • Hạn chế dùng tai nghe và nghe điện thoại thường xuyên: Khi mắc bệnh về tai, nên hạn chế sử dụng tai nghe và nghe điện thoại trong thời gian điều trị.
  • Chườm nóng và chườm lạnh: Kết hợp chườm nóng và chườm lạnh để giảm đau rát, khó chịu do nhiễm trùng tai gây ra.
  • Tránh các tác nhân gây dị ứng: Những vật gây dị ứng như lông chó mèo, phấn hoa,….cần phải được loại bỏ tránh làm nghiêm trọng hơn các triệu chứng bệnh.
  • Vệ sinh tai thường xuyên trước và sau khi bệnh: Sử dụng dung dịch nhỏ tai để rửa tai thường xuyên, dùng khăn ẩm để làm sạch vành tai và vùng da xung quanh. 

Bạn có thể sử dụng thêm sản phẩm nhỏ tai Otosan Ear Drops để vệ sinh tai thường xuyên. Với các thành phần tự nhiên như keo ong, dầu lý chua đen, bisabolol, các tinh dầu hữu cơ như tinh dầu tràm, cây tùng, hoa phong lữ, đinh hương, lưu ly và hạnh nhân giúp làm sạch tai, ngăn ngừa các bệnh về tai ở cả trẻ em và người lớn. Đặc biệt sản phẩm còn có công dụng giảm đau, chống viêm, kháng nấm, kháng khuẩn và dưỡng ẩm cho tai. Nhỏ tai Otosan  chính là lựa chọn lý tưởng cho nhiều tình trạng bệnh liên quan đến tai.

Có thể thấy tai là bộ phận rất quan trọng và có thể dẫn đến nhiều bệnh ở nhiều vị trí khác nhau, đặc biệt đối với trẻ em. Vì vậy, cần phải chủ động chăm sóc sức khỏe tai để phòng tránh những vấn đề về tai.

Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về các bệnh của tai hoặc sản phẩm Otosan Ear Drops, bạn có thể truy cập trang web https://otosan.vn/ để được tư vấn!

Tác giả Dược sĩ Nguyễn Quốc Hưng

Bình luận

    1. Sản phẩm dùng được cho trẻ từ 1 tuổi trở lên bạn nhé, trẻ dưới 1 tuổi tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng

Mời bạn bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Mua Otosan ở đâu?

0đ
0đ