Sổ mũi là một trong những triệu chứng thường gặp ở các bệnh về đường hô hấp. Đây là hiện tượng dịch tiết (chất lỏng hoặc nhầy) từ mũi chảy ra quá mức bình thường. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này, chẳng hạn như cảm lạnh, nhiễm khuẩn, dị ứng…
Cùng tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng & cách điều trị sổ mũi hiệu quả tại nhà trong bài viết sau.
Sổ mũi là gì? Triệu chứng của sổ mũi
Sổ mũi hay còn gọi là “chảy nước mũi” hoặc “chảy mũi” là cụm từ chỉ tình trạng dịch tiết mũi chảy ra quá mức cho với bình thường. Khi chảy ra, nước mũi có thể đi theo 2 hướng: một là chảy ra ở cửa mũi trước, hai là chảy vào trong theo đường cổ họng hoặc cả hai. Tùy theo nguyên nhân gây sổ mũi: nước mũi có thể trong, lỏng hoặc nhầy, đục hoặc có những trường hợp lẫn máu hoặc mủ…
Những triệu chứng thường gặp đi kèm sổ mũi bao gồm:
- Nghẹt mũi (xảy ra khi các mô ở mũi bị viêm, sưng, dẫn tới tình trạng nghẹt mũi khó thở)
- Chảy nước mũi do cảm lạnh thường đi kèm triệu chứng mệt mỏ i, đau họng, đôi khi là ho, sốt
- Sổ mũi do dị ứng thường kèm theo ngứa mũi, hắt hơi sổ mũi, chảy nước mắt…
Sổ mũi là một triệu chứng điển hình thường gặp ở các bệnh về đường hô hấp
Nguyên nhân gây sổ mũi
Để hiểu rõ hơn về nguyên nhân gây sổ mũi, trước hết tìm hiểu về cấu tạo & chức năng của mũi với cơ thể.
Đầu tiên, khi chúng ta hít thở, không khí đi từ mũi, qua hầu họng xuống phổi. Mũi giúp lọc không khí, làm ẩm, làm ấm hoặc làm mát không khí trước khi đi vào phổi. Niêm mạc mũi có các tuyến tiết ra chất nhầy làm nhiệm vụ bắt giữ các tác nhân dị ứng, vi khuẩn, virus hoặc bụi… Tại đây, các tác nhân gây bệnh có thể bị tiêu diệt bởi kháng thể hoặc enzyme hoặc bị tống xuất ra ngoài theo phản xạ tự nhiên hắt hơi hay ho.
Khi thời tiết trở lạnh, chất nhầy mũi được tiết ra nhiều hơn để làm ẩm và ấm không khí trước khi vào phổi.
Như vậy, có thể hiểu “sổ mũi” trước hết là một cơ chế bảo vệ cơ thể nhưng do một số nguyên nhân khác nhau mà dịch mũi chảy ra quá mức bình thường, gây không ít khó chịu cho người bệnh. Một số nguyên nhân gây sổ mũi có thể kể đến như:
- Viêm mũi xoang cấp tính
- Viêm mũi xoang mạn tính
- Dị ứng
- Cảm lạnh thông thường
- Do vi khuẩn
- Do một số virus (cúm, RSV…)
- Lạm dụng một số loại thuốc xịt mũi
- Polyp mũi
- Không khí quá khô
- Lệch vách ngăn mũi
Có nhiều nguyên nhân gây ra sổ mũi như vi khuẩn, vi rút
Những ai dễ bị sổ mũi?
Ai dễ bị sổ mũi?
Những người dễ bị mắc chứng sổ mũi có thể kể đến như:
- Trẻ bị sổ mũi hoặc người lớn tuổi có hệ thống miễn dịch kém
- Người hút thuốc lá hoặc hít phải khói thuốc thụ động, người làm việc/ sinh hoạt trong môi trường ô nhiễm không khí hoặc chất lượng không khí kém làm tăng nguy cơ bị sổ mũi hoặc mắc các bệnh đường hô hấp
- Người mắc các bệnh về đường hô hấp như COPD, viêm xoang, viêm tai giữa, viêm phế quản…
Yếu tố nguy cơ gây sổ mũi
Có nhiều yếu tố nguy cơ khác làm tăng khả năng bị sổ mũi như:
- Yếu tố thời tiết: mùa đông dễ mắc các bệnh đường hô hấp hơn mùa hè do không khí thường khô, lạnh, khiến cho mũi phải tiết nhầy nhiều hơn, các tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn dễ xâm nhập vào đường hô hấp gây viêm, nhiễm khuẩn hô hấp.
- Yếu tố môi trường: không khí khói bụi, ô nhiễm, tác nhân dị ứng như phấn hoa, mạt nhà…
- Tiếp xúc gần: ở khu vực đông người như trường học, siêu thị, chợ… tăng nguy cơ lây nhiễm chéo từ người này sang người kia khi tiếp xúc gần
- Do thói quen đưa tay lên mắt, mũi, miệng: tình trạng này rất phổ biến ở trẻ nhỏ, việc chạm tay vào mắt, mũi, miệng khi chưa vệ sinh sạch sẽ làm lây lan vi khuẩn, virus.
Biến chứng của sổ mũi
Thông thường sổ mũi không gây biến chứng nặng nề nhưng cũng gây phiền toái không nhỏ tới sinh hoạt thường ngày.
Ảnh hưởng tới giấc ngủ
Các triệu chứng sổ mũi có thể gây tình trạng khó thở hoặc thức giấc giữa đêm, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ
Sổ mũi gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến giấc ngủ của người bệnh
Ảnh hưởng đến hoạt động thường ngày
Một số hoạt động như chạy, chơi thể thao cũng ảnh hưởng không nhỏ vì sổ mũi nhiều, có thể gây khó thở.
Các biến chứng khác do sổ mũi
Một số biến chứng khác do sổ mũi gây ra như viêm tai giữa, viêm xoang, viêm họng, viêm phế quản… Điều này thường xảy ra khi dịch mũi (chứa tác nhân gây bệnh là vi khuẩn, virus) chảy vào tai giữa, hoặc hầu họng qua các xoang của cơ thể.
Nếu không điều trị kịp thời, và đúng cách các bệnh lý này cũng có thể gây nên nhiều hậu quả nặng nề như: thủng màng nhĩ, viêm xoang mạn, viêm họng hạt, viêm phế quản mạn tính…
Những cách điều trị sổ mũi
Sổ mũi đa phần có thể tự hết mà không cần điều trị, nhưng bạn cần đến khám bác sĩ nếu có các vấn đề bất thường như:
- Triệu chứng không cải thiện trong vòng 10 ngày
- Xuất hiện thêm các triệu chứng bất thường hoặc nặng hơn
- Nước mũi đặc hơn, đục hoặc có màu xanh, lẫn máu hoặc mùi hôi hoặc nghi ngờ có dị vật trong mũi
Khi đi khám, tùy theo nguyên nhân gây sổ mũi là gì thì sẽ có cách điều trị sổ mũi khác nhau, chẳng hạn như:
Thuốc xịt mũi hoặc nhỏ mũi co mạch
Là dạng thuốc giảm triệu chứng tắc nghẹt mũi bằng cách gây co mạch tại chỗ, làm giảm nhanh nghẹt mũi, tắc mũi, sung huyết mũi, cải thiện tình trạng sổ mũi. Thành phần của các loại thuốc này có thể kể đến như oxymetazoline, xylometazoline, Phenylephrine… Tuy nhiên, không nên quá lạm dụng loại thuốc này vì có thể gây phản ứng viêm dội ngược, lờn thuốc, khô mũi hoặc chảy máu cam…
Thuốc kháng histamine
Những trường hợp sổ mũi do dị ứng, do nhiễm virus, do viêm… có thể được chỉ định sử dụng thuốc kháng histamin đường uống hoặc các thuốc xịt mũi chứa thành phần glucocorticoid chống viêm dạng xịt tác dụng tại chỗ.
Lưu ý: Tuy nhiên, việc sử dụng các loại thuốc này thường không được khuyến khích cho trẻ em dưới 6 tuổi, đặc biệt với thuốc co mạch, corticoid là loại thuốc chỉ định theo đơn của bác sĩ, người dân không nên tự ý mua sử dụng.
Xịt mũi hoặc nhỏ mũi bằng nước muối ưu trương
Bên cạnh các loại thuốc điều trị kể trên, sử dụng xịt hoặc nhỏ mũi bằng muối biển ưu trương cũng đem lại hiệu quả đáng kể giúp giảm sổ mũi, làm sạch và thúc đẩy quá trình thanh thải dịch nhầy mũi.
Trên thị trường có rất nhiều dạng xịt/ nhỏ mũi chứa thành phần muối biển ưu trương và một trong những thương hiệu được đánh giá cao về chất lượng và hiệu quả phải kể đến xịt mũi Otosan Nasal Spray Baby (trẻ em) và Otosan Nasal Spray Forte (Trẻ >12 tuổi & người lớn).
Xịt mũi Otosan chứa thành phần từ muối biển ưu trương Brittany (1,1% & 2,2%) dịu nhẹ cho niêm mạc mũi, kết hợp gel lô hội dưỡng ẩm, đồng Gluconat sát khuẩn, cùng tinh dầu thảo dược tạo cảm giác sảng khoái dễ chịu khi sử dụng. Đặc biệt, dạng xịt phun sương mịn, thiết kế van 1 chiều chống nhiễm khuẩn ngược dòng, dễ dàng sử dụng và bảo quản ở nhiệt độ thường ngay khi mở nắp.
Với các sản phẩm xịt mũi nước muối như Otosan, bạn hoàn toàn có thể sử dụng để điều trị sổ mũi tại nhà hoặc phòng ngừa, cải thiện triệu chứng viêm mũi dị ứng, viêm xoang, nghẹt mũi…
Xịt mũi Otosan cải thiện nhanh chóng, dứt điểm tình trạng sổ mũi và bảo vệ mũi trước các tác nhân gây bệnh
Cách phòng ngừa sổ mũi
Có thể thấy chảy mũi hay sổ mũi là một trong những triệu chứng ban đầu của các bệnh về mũi hoặc viêm đường hô hấp, nhiễm khuẩn…. Vì vậy, để phòng ngừa sổ mũi hiệu quả cần thực hiện tốt:
- Vệ sinh tay sạch sẽ, rửa tay bằng xà phòng mỗi ngày trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, hắt hơi…
- Hạn chế đưa tay lên mắt, mũi, miệng.
- Bỏ khăn giấy sau khi xì mũi đúng nơi quy định
- Tăng cường miễn dịch cho cơ thể bằng cách có chế độ ăn uống, vận động, nghỉ ngơi khoa học, hợp lý. Bổ sung vitamin từ trái cây, khoáng chất như kẽm,… từ thực phẩm dinh dưỡng góp phần không nhỏ để tăng sức đề kháng
- Giữ môi trường sống trong lành, hạn chế tiếp xúc khói bụi ô nhiễm, khói thuốc lá… bằng cách đeo khẩu trang khi ra đường hoặc ở nơi đông người.
- Vệ sinh mũi họng sạch sẽ
- Ho, hắt hơi vào khuỷu tay để tránh lây lan mầm bệnh tới người khác
- Thường xuyên vệ sinh, khử trùng dụng cụ hoặc vị trí hay cầm nắm, tránh lây lan mầm bệnh.
Sổ mũi không phải là bệnh mà chỉ là một triệu chứng rất phổ biến, song đôi khi lại gây ra nhiều phiền toái, khó chịu. Hãy chủ động phòng ngừa và điều trị sổ mũi khi khi có dấu hiệu ban đầu là cách đơn giản để không mắc biến chứng nặng hơn!
Theo dõi ngay trang Otosan Chuyên gia Tai Mũi Họng để cập nhập các kiến thức bệnh lí về tai mũi họng cũng như cách phòng ngừa và điều trị hiệu quả nhất!