Ngày nay, viêm tai giữa ở trẻ không còn là tình trạng xa lạ gì với nhiều cha mẹ, nhưng không phải ai cũng biết cách chữa viêm tai giữa cho trẻ đúng cách. Viêm tai giữa là tình trạng nhiễm trùng tai do bội nhiễm vi khuẩn hoặc virus có thể gặp ở người lớn, trẻ nhỏ và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không chữa trị kịp thời. Đọc ngay bài viết dưới đây để được hướng dẫn cách chữa viêm tai giữa ở trẻ em đúng cách
Cách chữa viêm tai giữa cấp tính
Viêm tai giữa cấp tính là đợt cấp của biến chứng viêm nhiễm trùng tai, với các triệu chứng cấp tính trong vòng 48h như đau tai dữ đội, phồng màng nhĩ, có nhiều dịch mủ trong tai,…Đợt viêm tai giữa cấp tính thường là biến chứng nặng của các bệnh nhiễm trùng hô hấp trên do virus gây ra ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ có sức đề kháng yếu.
Điều quan trọng nhất khi chữa viêm tai giữa cấp tính là tập trung làm giảm nhẹ triệu chứng, kết hợp với điều trị kháng sinh tại chỗ. Một số nhóm thuốc được sử dụng trong điều trị viêm tai giữa cấp tính gồm:
- Thuốc giảm đau như paracetamol, ibuprofen,… được dùng cho cả người lớn, trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh có dấu hiệu đau tai nặng. Tuy nhiên khi sử dụng, bố mẹ phải hỏi ý kiến bác sĩ để cho bé uống liều lượng phù hợp dựa theo cân nặng và độ tuổi.
- Thuốc kháng sinh như Cefuroxime, Ceftriaxone,… được uống theo sự kê đơn và theo dõi của bác sĩ vì đây đều là các kháng sinh mạnh và có nhiều lưu ý khi sử dụng cho trẻ nhỏ.
- Nhóm thuốc gây co mạch và chống dị ứng (kháng histamin) sẽ giúp giảm các phản ứng viêm, hỗ trợ làm giảm nhẹ các triệu chứng đau, ù tai
Tuy nhiên trong trường hợp bệnh viêm tai giữa tiến triển nặng, người bệnh đau và sốt liên tục, kèm triệu chứng nôn và tiêu chảy thì các bác sĩ chuyên khoa sẽ thực hiện phẫu thuật chích nhĩ, để làm giảm phồng màng nhĩ do ứ dịch, giảm áp lực lên thần kinh.
Cách chữa viêm tai giữa mạn tính
Viêm tai giữa mạn tính là tình trạng viêm tai kéo dài dai dẳng và liên tục thường trên 12 tuần. Mặc dù các biểu hiện đau tai, chảy mủ hay sốt của viêm tai giữa mạn tính sẽ không rầm rộ và nguy hiểm như cấp tính, nhưng bệnh kéo dài sẽ gây ám ảnh với nhiều trẻ em và người lớn. Để điều trị viêm tai giữa mạn tính hiệu quả, các bác sĩ sẽ sử dụng các cách sau:
- Điều trị bằng thuốc tây y: Đây là phương pháp trị viêm tai giữa phổ biến nhất hiện nay, với một số nhóm thuốc như thuốc kháng sinh, thuốc chống dị ứng, thuốc giảm phù nề, thuốc xịt sát khuẩn mũi và bơm hơi vòi nhĩ…và các đợt điều trị sẽ thường kéo dài 1 đến 2 tuần.
- Dùng thuốc nhỏ tai sát khuẩn: trẻ nhỏ bị viêm tai giữa cần dùng thuốc nhỏ tai kết hợp với vệ sinh tai, làm sạch mủ bằng dung dịch sát trùng và nước muối để ngăn tình trạng bít tắc ống tai.
- Phẫu thuật ngoại khoa như nạo VA, cắt amidan,..đây đều là những ổ viêm nhiễm nặng, tác nhân gây viêm tai giữa kéo dài.
Cách chữa viêm tai giữa mạn tính
Sai lầm trong điều trị viêm tai giữa
Nhiều bố mẹ nghe theo những lời truyền miệng không có căn cứ, áp dụng những cách làm sai khi điều trị viêm tai giữa. Chính những sai lầm đó sẽ gây ra nhiều hậu quả và biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến thính giác của trẻ. Vì vậy, bố mẹ cần lưu ý tránh các sai lầm sau:
Tránh dùng thuốc bột pha để nhỏ tai trẻ
Khi bị viêm tai giữa, trẻ nhỏ rất hay quấy khóc và khó uống thuốc. Do vậy nhiều bố mẹ đã nghĩ cách dùng các viên kháng sinh để pha thành dạng dung dịch nhỏ vào tai trẻ.
Điều này cực kỳ nguy hiểm cho trẻ nhỏ vì những tá dược có trong thuốc viên sẽ gây bít tắc tai, dẫn đến tồn đọng dịch làm tình trạng dịch viêm trở nên nặng nề hơn. Chính điều này sẽ phá hủy phần xương chũm của tai giữa gây viêm xương chũm, thậm chí gây biến chứng nội sọ. Đồng thời việc này sẽ gây khó khăn cho các thầy thuốc khi thăm khám do không quan sát được màng tai.
Dùng oxy già để nhỏ vào tai trẻ
Oxy già có khả năng oxy hóa mạnh sẽ làm tổn thương lớp biểu bì bảo vệ ống tai, khiến quá trình hồi phục vết thương chậm hơn, đôi khi còn làm suy giảm thính giác.
Tự ý mua dùng thuốc mà không tham khảo ý kiến chuyên gia
Những thuốc điều trị viêm tai giữa là các thuốc có nhiều lưu ý khi dùng cho trẻ nhỏ. Nếu bố mẹ tự ý mua thuốc về điều trị mà không được thăm khám của các thầy thuốc chuyên khoa sẽ có thể để lại những di chứng nặng nề do tác dụng phụ của thuốc như giảm thính giác, điếc,…
Xem thêm: Phát hiện viêm tai giữa tránh biến chứng nguy hiểm cho trẻ cùng thương hiệu Otosan
Viêm tai giữa nên dùng thuốc gì?
Như đã nói ở trên, trẻ nhỏ bị viêm tai giữa nên dùng thuốc theo đơn của bác sĩ, gồm các thuốc giảm đau, kháng viêm, thuốc kháng sinh, men chống phù nề,…
Bên cạnh nhóm thuốc tây y, bố mẹ cũng có thể tham khảo sử dụng thêm các thuốc nhỏ tai có tác dụng chống viêm tự nhiên và lành tính.
Nhỏ tai Otosan Ear Drops – giải pháp tự nhiên lành tính từ Italy
Sản phẩm nhỏ tai Otosan Ear Drops với sự kết hợp hoàn hảo của 10 thành phần gồm Keo ong & các tinh dầu thảo dược giúp phòng ngừa & điều trị các bệnh lý về tai như: chàm nấm ống tai; ráy tai quá mức; viêm ống tai ngoài, viêm tai giữa… nhờ 4 cơ chế tác động:
🔹 Làm mềm & sạch ráy tai
🔹 Kháng khuẩn, kháng nấm
🔹 Chống viêm, giảm đau
🔹 Dưỡng ẩm, tái tạo & phục hồi niêm mạc
Nhờ đó, trẻ bị viêm tai giữa sẽ giảm cảm giác đau tai, khó chịu và chảy mủ ngoài tai một cách an toàn và hiệu quả.
Đặc biệt, nhỏ tai Otosan được kiểm nghiệm da liễu phù hợp với tất cả mọi người, kể cả trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Hy vọng các thông tin trên đây sẽ giúp bậc phụ huynh biết cách chữa viêm tai giữa đúng cách cho trẻ nhỏ, tránh những sai lầm không đáng có và lựa chọn các sản phẩm hỗ trợ điều trị chất lượng. Nếu cần thêm thông tin về điều trị viêm tai giữa hoặc hỗ trợ, hãy gọi chúng tôi qua hotline 0969.138.181 để được tư vấn cụ thể hơn nhé!