Với thời tiết thay đổi thất thường, tình trạng nghẹt mũi hay viêm mũi vẫn thường diễn ra. Nếu bạn đang trong tình huống này, thì bài viết dưới đây là dành cho bạn, cùng tham khảo để biết ngay cách trị nghẹt mũi tại nhà hiệu quả nhé!
1. Hiểu đúng về cơ chế gây nghẹt mũi
Nghẹt mũi là tình trạng tắc nghẽn đường thở ở mũi do các niêm mạc mũi hoặc xoang bị viêm, phù nề kèm theo tăng tiết chất nhầy. Đây là một phản ứng có lợi của cơ thể để đào thải những chất gây dị ứng hoặc vi sinh vật gây bệnh.
Nghẹt mũi có thể do các nguyên nhân như: cảm cúm, cảm lạnh hoặc dị ứng. Virus cảm cúm hay cảm lạnh sẽ làm phù nề lớp niêm mạc trong đường mũi. Lúc này, dịch mũi được tiết ra nhằm làm sạch và loại bỏ những tác nhân gây bệnh Ngoài ra, nghẹt mũi cũng là dấu hiệu thường gặp của dị ứng. Khi tác nhân gây dị ứng vào mũi, dịch nhầy mũi sẽ tiết ra nhằm đào thải làm sạch mũi.
Có 2 nguyên nhân gây nghẹt mũi, có thể hiểu qua hai dạng chủ yếu là ngạt mũi và tắc mũi:
– Tắc mũi là tình trạng các dịch mũi tiết ra quá nhiều dẫn đến tình trạng tắc mũi, khi đó ta chỉ cần hỉ mũi, hút dịch hoặc sử dụng nước muối để làm sạch.
– Ngạt mũi là do sưng, phì đại cuốn mũi (không có dịch mũi) nhưng lúc này cuốn mũi sưng lên dẫn đến ngạt mũi. Do đó chỉ có cách sử dụng thuốc có tác dụng co mạch để làm giảm tình trạng sưng, phì đại ở mũi.
Nghẹt mũi là tình trạng bệnh phổ biến khi thời tiết chuyển mùa và có thể tự hết, tuy nhiên nếu tình trạng này kéo dài thì đây cũng là dấu hiệu cảnh báo cho các bệnh lý như viêm xoang, viêm mũi dị ứng, ung thư vòm họng,… Vì vậy nếu thấy biểu hiện bệnh kéo dài vài ngày không khỏi hoặc tái phát liên tục, bạn nên đến bệnh viện gần nhất để khám và điều trị nhé!
2. Cách trị nghẹt mũi đơn giản tại nhà
Massage
Đây là phương pháp trị nghẹt mũi đơn giản nhất, nhưng lại an toàn và hiệu quả cao. Các vị trí bạn có thể massage gồm:
– Điểm giữa hai cung lông mày: massage nhẹ nhàng ở điểm giữa hai cung lông mày khoảng 1 phút, áp lực trong xoang trán sẽ được điều chỉnh và giảm nghẹt mũi.
– Hai bên cánh mũi: bạn có thể xoay tròn hai bên cánh mũi từ 1-3 phút, cách này giúp khai thông mũi, giúp dễ dàng loại bỏ dịch mũi – Điểm giữa mũi và môi: massage khu vực này từ 2-3 phút sẽ làm giảm sưng mũi hiệu quả, mũi sẽ thông thoáng hơn.
Tuy nhiên đây chỉ là phương pháp tức thời, giúp cơ thể dễ chịu và hiệu quả với các trường hợp nhẹ.
Xông mũi
Đây là một phương pháp dân gian mà bạn có thể áp dụng qua các bước sau:
– Lấy một thau nước nóng và thêm vào đó 1-2 giọt tinh dầu xả hoặc cam, chanh để tăng hiệu quả xông hơi;
– Dùng khăn to trùm kín đầu và để hơi nước bốc lên, tránh để mặt quá sát gần thau nước để tránh phỏng da.
Bạn nên sử dụng cách này từ 2-3 lần/tuần nếu bạn có tình trạng viêm mũi, nghẹt mũi kéo dài.
Nước muối sinh lý
Nước muối sinh lý có khả năng làm loãng dịch nhầy, rửa mũi giúp rửa trôi bụi bẩn, vi khuẩn và các tác nhân gây dị ứng khác. Từ đó các mao mạch cũng được xoa dịu, giảm sưng hơn. Đây là một phương pháp được rất nhiều người áp dụng, nhờ tính tiện lợi, hiệu quả nhanh chóng.
Ngoài ra, bạn có thể sử dụng thêm các sản phẩm có chứa dung dịch nước muối ưu trương, có tác dụng nhanh gấp 2-3 lần so với nước muối thông thường, thời gian thao tác cũng nhanh hơn. Đặc biệt, bạn nên ưu tiên các sản phẩm có thành phần giúp dưỡng ẩm tự nhiên, giảm thiểu các triệu chứng nghẹt mũi, sổ mũi rõ rệt.
Xịt mũi Otosan Nasal Spray Forte là biện pháp hữu hiệu trong trường hợp này, với dung dịch nước muối ưu trương là giải pháp tự nhiên, mang lại hiệu quả tức thì cho người sử dụng. Sản phẩm có chứa Hypertonic 2,2% rất an toàn và lành tính. Đây cũng là sự lựa chọn hàng đầu đối với các Bác sĩ, Dược sĩ trên cả nước trong việc điều trị giảm tình trạng nghẹt mũi. Vì vậy, bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi sử dụng sản phẩm.
3. Điều trị nghẹt mũi bằng thuốc
Nghẹt mũi có thể điều trị tại nhà, tuy nhiên với những trường hợp bệnh nặng, kéo dài cần dùng đến thuốc điều trị. Đa phần các loại thuốc nghẹt mũi trên thị trường là thuốc không kê đơn, bạn có thể sử dụng khi bị nghẹt mũi theo hướng dẫn của bác sĩ.
– Thuốc thông mũi dạng xịt: là thuốc thường sử dụng nhiều nhất với các trường hợp nghẹt mũi, dị ứng,.. có chứa các thành phần như Oxymetazoline, Rhinex,… giúp làm giảm sưng tấy, giảm áp lực xoang và giảm tiết dịch nhầy ở mũi, từ đó các triệu chứng nghẹt mũi cũng thuyên giảm.
– Thuốc kháng histamin: Nếu nguyên nhân nghẹt mũi là do dị ứng, bạn cần dùng thuốc kháng histamine để kiểm soát dị ứng. Tuy nhiên, khi sử dụng loại thuốc này bạn cần được tư vấn từ bác sĩ hoặc các chuyên gia để an toàn khi sử dụng.
Trên đây cũng là các thông tin và cách điều trị nghẹt mũi ngay tại nhà, nếu bạn còn bất kỳ những thắc mắc hay câu hỏi nào, có thể truy cập ngay vào website: https://otosan.vn/ hoặc số hotline: 037 4444 015 để được tư vấn tận tình và miễn phí nhé!