Viêm tai giữa cấp: Những điều cần biết để điều trị và phòng ngừa
Viêm tai giữa cấp là tình trạng nhiễm trùng ở vùng tai giữa có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là trẻ em. Viêm tai giữa cấp đa phần sẽ tự khỏi trong một khoảng thời gian ngắn nhưng cũng có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như mất thính giác, viêm não. Để biết thêm về viêm tai giữa cấp, mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây.
1. Thế nào là viêm tai giữa cấp
Viêm tai giữa cấp là tình trạng nhiễm trùng xảy ra vùng tai giữa với những biểu hiện viêm nặng như sốt cao, ù tai đột ngột. Tai giữa là không gian gồm các xương mỏng chứa đầy không khí nằm giữa màng nhĩ và tai trong, có vai trò truyền âm thanh từ màng nhĩ đến tai trong để chúng ta có thể nghe thấy. Vì vậy, khi bị viêm tai giữa cấp người bệnh cũng sẽ đau màng nhĩ và tai trong, dẫn đến phản xạ nghe kém.
Viêm tai giữa cấp tính là bệnh phổ biến thứ hai ở trẻ em, sau bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên. Viêm tai giữa có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp nhất là với trẻ em dưới 3 tuổi.
Trẻ nhỏ dưới 3 tuổi rất dễ mắc Viêm tai giữa do biến chứng sau viêm tai mũi họng
2. Nguyên nhân gây bệnh và yếu tố nguy cơ
Nguyên nhân viêm tai giữa cấp sẽ bao gồm nguyên nhân chính do viêm và các yếu tố nguy cơ gây viêm, gồm
2.1 Nguyên nhân gây viêm tai giữa cấp
Viêm tai giữa cấp tính có thể do virus hoặc vi khuẩn gây ra. Đa phần, viêm tai giữa bắt đầu sau khi cơ thể bị cảm lạnh hoặc mắc phải bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên. Khi đó vi khuẩn, virus thông qua ống eustachian là ống nối từ vùng họng đến tai tiến vào bên trong tai, gây nhiễm trùng viêm sưng và tắc nghẽn.
2.2 Các yếu tố nguy cơ gây có thể gây viêm tai giữa cấp tính
- Độ tuổi: Tất cả mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh viêm tai giữa cấp. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ (từ dưới 3 tuổi) sẽ có nguy cơ bị nhiễm trùng tai cao hơn người lớn do sức khỏe hệ miễn dịch còn yếu và cấu tạo hệ hô hấp chưa hoàn thiện.
- Di truyền: Viêm tai giữa cấp có thể xảy ra do di truyền trong gia đình từ ba mẹ sang con.
- Mắc phải bệnh hô hấp trên như cảm lạnh, cảm cúm: Khi bị cảm lạnh, cảm cúm sẽ làm tăng nguy cơ bị viêm tai giữa cấp. Vì vậy, bạn nên hạn chế tiếp xúc với những người đang mắc bệnh này vì có khả năng lây nhiễm, đặc biệt với trẻ em đang đi nhà trẻ.
- Các bệnh hô hấp mãn tính: Hen suyễn, viêm mũi dị ứng, hệ miễn dịch kém dễ dị ứng,..có thể là các bệnh mãn tính làm tăng nguy cơ dẫn đến viêm tai giữa cấp
- Môi trường nhiều bụi bẩn, khói thuốc: Khi không khí không được sạch sẽ, chứa các tác nhân gây bệnh hoặc khói thuốc lá cũng là ổ nhiễm khuẩn và có thể xâm nhập vào tai gây viêm tai giữa
3. Triệu chứng và biến chứng của viêm tai giữa cấp
Triệu chứng viêm tai giữa cấp sẽ có những biểu hiện sau:
- Cảm thấy đau trong tai. Với trẻ em dưới 3 tuổi khi chưa nói rõ được sự khó chịu của mình trẻ sẽ có các hành động như kéo tai và dụi tai nhiều lần.
- Giảm vị giác khiến ăn mất ngon, chán ăn, trẻ bỏ bú, quấy khóc.
- Khả năng nghe kém đi, ù tai, trẻ có phản xạ chậm hơn khi giao tiếp
- Xuất hiện dịch mủ có màu (thường là màu vàng) chảy ra và có mùi hôi. Với trẻ nhỏ, triệu chứng sẽ xảy ra nhanh hơn kèm theo sốt cao, sốt trên 38 độ.
Hầu hết, viêm tai giữa cấp sẽ khỏi sau một khoảng thời gian ngắn nhưng nếu lặp đi lặp lại liên tục có thể gây ra các biến chứng nặng như:
- Mất thính lực tạm thời hoặc vĩnh viễn: Khi viêm, màng nhĩ sưng lên làm cản trở âm thanh vào tai gây ra mất thính lực tạm thời. Nhưng nếu tình trạng này lặp đi, lặp lại nhiều lần gây tổn thương cấu trúc màng nhĩ sẽ dẫn đến mất khả năng nghe vĩnh viễn.
- Thủng màng nhĩ: Khoảng 5% – 10% trẻ em mắc viêm tai giữa cấp sẽ có vết rách nhỏ ở màng nhĩ. Đa phần, vết rách này sẽ tự hồi phục nhưng nếu không lành cần đến bệnh viện để khám và điều trị.
- Sự nhiễm trùng lây lan: Khi viêm tai giữa cấp không được điều trị hoặc điều trị không hoàn toàn có thể lây sang những cơ quan khác gây viêm như viêm xương chũm, viêm màng não là những biến chứng rất nguy hiểm.
Viêm tai giữa có thể gây những biến chứng nguy hiểm như viêm màng não, viêm não
Xem thêm: Viêm tai giữa: Khi nào cần đưa con đi khám
4. Phương pháp điều trị viêm tai giữa cấp
Dùng thuốc giảm đau hạ sốt
Khi bị viêm tai giữa cấp, người bệnh sẽ thường xuyên cảm thấy đau tai, ù tai dẫn đến đau đầu, kết hợp với sốt cao. Điều cần thiết cần phải sử dụng các loại thuốc giảm đau như paracetamol hoặc ibuprofen để giảm đau và hạ sốt. Liều sử dụng sẽ phụ thuộc theo cân nặng và hướng dẫn sử dụng của từng loại thuốc.
Kháng sinh
Khi mắc viêm tai giữa cấp tính, có khoảng 80% người bệnh sẽ tự khỏi. Tuy nhiên, nếu nguyên nhân gây bệnh là vi khuẩn và sau khi quan sát trong 48 – 72 giờ mà các triệu chứng không thuyên giảm, cần phải sử dụng kháng sinh để điều trị. Việc sử dụng kháng sinh nên được chỉ định và theo dõi từ bác sĩ để đảm bảo an toàn, đúng liều và hiệu quả.
Bên cạnh đó, còn có thể sử dụng các loại thuốc nhỏ tai tại chỗ an toàn, lành tính để giảm đau, hỗ trợ cho quá trình hồi phục.
5. Phòng ngừa viêm tai giữa cấp tính
Viêm tai giữa cấp tính có thể được phòng ngừa khi áp dụng các biện pháp như sau:
- Tiêm ngừa vacxin đầy đủ hằng năm đặc biệt là đối với trẻ em để hạn chế bệnh về hô hấp gây ra bởi vi khuẩn, virus.
- Khi thời tiết thay đổi chú ý giữ ấm cơ thể, hạn chế tiếp xúc với những người đang gặp tính trạng cảm lạnh có thể lây nhiễm.
- Không hút thuốc hay hít khói thuốc lá trong không khí
- Chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng, chất xơ, vitamin giúp tăng sức đề kháng của cơ thể
Bên cạnh đó, sử dụng các sản phẩm nhỏ tai thiên nhiên lành tính để vệ sinh tai hằng ngày cũng là một cách phòng ngừa hiệu quả.
Otosan Ear Drops là sản phẩm nhỏ tai chứa keo ong và các thành phần thiên nhiên lành tính như dầu tràm, cây tùng, hoa lưu ly, hạnh nhân, đinh hương, hoa phong lữ, dầu lý chua đen, bisabolol, thích hợp sử dụng cho trẻ em trên 1 tuổi và người lớn trong phòng ngừa viêm tai giữa cấp tính.
Mong rằng qua bài viết trên, bạn đọc sẽ có thêm thông tin về bệnh lý Viêm tai giữa cấp tính để phát hiện và chọn phương pháp điều trị thích hợp. Nếu cần thêm thông tin hoặc hỗ trợ, hãy gọi chúng tôi qua hotline 0969.138.181 để được tư vấn cụ thể hơn nhé!