CÁCH PHÂN BIỆT VIÊM MŨI DỊ ỨNG VÀ VIÊM MŨI THÔNG THƯỜNG

Viêm mũi dị ứng là một bệnh lý rất phổ biến, ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi. Hãy cùng tìm hiểu sự khác nhau giữa viêm mũi dị ứng và viêm mũi thông thường nhé!

———————————————————————————–

Ở nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa như Việt Nam thì các các bệnh về đường hô hấp như viêm mũi, viêm xoang, viêm mũi dị ứng…rất phổ biến. Trong đó, viêm mũi dị ứng là bệnh lý kéo dài và gây khó chịu, nhưng không phải ai cũng xác định được mình có mắc phải viêm mũi dị ứng hay không? Cùng đọc bài viết dưới đây để phân biệt được viêm mũi dị ứng và viêm mũi thông thường nhé!

CÁCH PHÂN BIỆT VIÊM MŨI DỊ ỨNG VÀ VIÊM MŨI THÔNG THƯỜNG

Đặc điểm của Viêm mũi dị ứng

Viêm mũi dị ứng bao gồm các triệu chứng hắt hơi, ngứa mũi, tắc nghẽn đường thở. Bệnh được gây ra bởi phản ứng dị ứng của cơ thể với các tác nhân trong không khí, gọi là chất gây dị ứng hay dị nguyên. Khi hít phải chất này, cơ thể sẽ phản ứng lại bằng cách giải phóng histamin, khiến các niêm mạc ở mũi bị viêm và ngứa, từ đó gây hắt hơi để đẩy chất gây dị ứng ra ngoài.

Các chất gây dị ứng có thể kể đến như phấn hoa và nấm mốc theo mùa hoặc mạt bụi, vật nuôi, sâu bệnh…Hầu hết những người bị viêm mũi dị ứng đều có những triệu chứng nhẹ và ít khi cần phải nhập viện để điều trị. Nhưng chúng thường kéo dài, tái đi tái lại, dẫn đến mãn tính và ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống. 

CÁCH PHÂN BIỆT VIÊM MŨI DỊ ỨNG VÀ VIÊM MŨI THÔNG THƯỜNG

Phân biệt viêm mũi dị ứng với viêm mũi thông thường

Bước đầu tiên trong điều trị bệnh viêm mũi nói chung và viêm mũi dị ứng nói riêng, là xác định loại bệnh mắc phải. Người bệnh cần phân biệt được các triệu chứng của viêm mũi thông thường với viêm mũi dị ứng để có thể điều trị nhanh và chính xác nhất. Dưới đây là một số điểm cần lưu ý.

Tiền sử và cơ chế gây bệnh

Với những người có bố mẹ bị viêm mũi dị ứng thì khả năng mắc phải viêm mũi dị ứng cao hơn bình thường.

Bên cạnh đó, cơ chế của viêm mũi dị ứng là do dị ứng với dị nguyên. Còn với viêm mũi thông thường, nguyên nhân gây bệnh do các tác nhân nhiễm khuẩn như virus, vi khuẩn hoặc do sự mất cân bằng giữa thần kinh giao cảm và phó giao cảm.

Triệu chứng bệnh

Các triệu chứng phổ biến của viêm mũi dị ứng là chảy nước mũi, nước mũi trong và loãng, hắt hơi, liên tục ngứa mũi. Các biểu hiện này thường xuất hiện đột ngột và tiến triển nhanh gây khó chịu, phiền hà cho người bệnh.

Còn đối với viêm mũi thông thường thì các triệu chứng không xuất hiện đồng loạt và đột ngột như trên. Tuy nhiên mức độ về tình trạng bệnh có thể nặng hơn như sốt, mệt mỏi, dịch mũi nhầy đặc, dịch mủ.

Kết quả xét nghiệm

Cách phân biệt chính xác nhất là sử dụng xét nghiệm máu để tìm kháng thể dị ứng IgE đặc hiệu hoặc xét nghiệm dị ứng da dương tính (tức là phản ứng nổi mẩn đỏ và bùng phát với chiết xuất của chất gây dị ứng). Chẩn đoán bệnh sẽ dễ dàng hơn khi xuất hiện các triệu chứng theo mùa hoặc khi bệnh nhân có thể xác định chính xác các chất gây dị ứng.

Vì sao viêm mũi dị ứng khó điều trị

Trong một nghiên cứu về “Dị ứng lâm sàng miễn dịch” của Westman M., tỷ lệ trẻ mắc viêm mũi thông thường giảm nhẹ từ 4 tuổi (8%) đến 8 tuổi (6 %), trong khi tỷ lệ viêm mũi dị ứng tăng ở các độ tuổi này từ 5% lên 14%.

 (https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6107993/)

Vì cơ chế bệnh liên quan đến dị ứng và phản ứng miễn dịch của cơ thể nên viêm mũi dị ứng thường tái phát và khó chữa khỏi hoàn toàn. Bệnh chỉ có thể được chữa khỏi bằng cách loại bỏ hoàn toàn các tác nhân gây dị ứng, tuy nhiên chúng lại có mặt rất nhiều trong môi trường sống của chúng ta. Vì vậy, rất khó để có thể ngăn chặn hoàn toàn sự tiếp xúc với dị nguyên.

Những yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng mắc viêm mũi dị ứng có thể kể đến như:

  • Thể chất của trẻ nhạy cảm với chất gây dị ứng.
  • Người thân trong gia đình có tiền sử dị ứng.
  • Môi trường, thời tiết thay đổi đột ngột. 
  • Bụi bẩn, ô nhiễm không khí khiến niêm mạc mũi dễ bị kích thích.

Những điều nêu trên giải thích tại sao viêm mũi dị ứng thường xuyên tái phát, xuất hiện quanh năm và rất khó để có thể điều trị dứt điểm. Vì vậy, một giải pháp tự nhiên, đem lại sự an toàn và hiệu quả tức thì là những điều mà người mắc viêm mũi dị ứng rất quan tâm. Và đó cũng chính là những ưu điểm khiến Xịt mũi Otosan Forte trở thành một liệu pháp hỗ trợ lý tưởng đối với người bị viêm mũi dị ứng.

CÁCH PHÂN BIỆT VIÊM MŨI DỊ ỨNG VÀ VIÊM MŨI THÔNG THƯỜNG

Otosan Nasal Spray Forte với thành phần có sự kết hợp giữa dung dịch nước biển ưu trương và các chiết xuất từ thiên nhiên như quả lý chua đen, lô hội, tràm trà, thông núi,… giúp tiêu nhầy dịch mũi cũng như loại bỏ dị nguyên, vi khuẩn gây bệnh. Từ đó, giúp làm sạch hốc mũi, giúp mũi thông thoáng, đem lại hiệu quả điều trị cho người bệnh viêm mũi dị ứng. Sản phẩm hoàn toàn không chứa chất co mạch, corticoid nên rất an toàn với phụ nữ có thai và cho con bú.

Biến chứng của viêm mũi dị ứng

Viêm mũi dị ứng ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt cũng như hiệu suất làm việc, học tập. Mặc dù viêm mũi dị ứng không phải là một căn bệnh nghiêm trọng nhưng nó tiềm ẩn nhiều nguy cơ dẫn đến các biến chứng Tai Mũi Họng khác. 

Viêm mũi dị ứng là yếu tố nguy cơ chính dẫn đến hen suyễn. Dựa theo nghiên cứu về “Viêm mũi và khởi phát bệnh hen suyễn” của Shaaban R. và cộng sự, có thể thấy rằng sự xuất hiện của bệnh viêm mũi dị ứng (theo mùa hoặc quanh năm) làm tăng đáng kể khả năng mắc bệnh hen suyễn: có tới 40% số người bị viêm mũi dị ứng đã hoặc sẽ mắc bệnh hen suyễn. 

Ngoài ra, tắc nghẽn đường thở kéo dài do viêm mũi dị ứng có thể làm tăng nguy cơ bị viêm xoang cũng như các bệnh dị ứng lân cận như viêm kết mạc dị ứng.

Với những kiến thức về viêm mũi dị ứng được nêu ở trên, mong rằng sẽ giúp người bệnh và người thân xung quanh phân biệt và tìm được cách điều trị đúng đắn. Ngoài ra nếu còn những thắc mắc cần được giải đáp, có thể gọi ngay đến số HOTLINE của OTOSAN: 037.4444.015 để được tư vấn ngay nhé! 

 

 

Tác giả Dược sĩ Nguyễn Quốc Hưng

Mời bạn bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Mua Otosan ở đâu?

0 VNĐ
0 VNĐ