Sổ mũi, hắt hơi thường xuyên ở trẻ do nhiều nguyên nhân, nếu không chủ động can thiệp thì có thể sẽ dẫn tới những biến chứng lâu dài và nguy hiểm. Các mẹ cần theo dõi để phát hiện sớm trẻ bị sổ mũi để có biện pháp điều trị phù hợp và hiệu quả.
Nguyên nhân nào khiến trẻ bị sổ mũi?
Sổ mũi là tình trạng tăng tiết dịch nhầy ở khoang mũi, biểu hiện của niêm mạc mũi đang bị tổn thương. Với trẻ nhỏ có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, tình trạng sổ mũi hắt hơi có thể kéo dài hơn. Ở giai đoạn đầu, trẻ bị sổ mũi trong, hắt hơi,..tuy nhiên nếu sổ mũi kéo dài có thể gây ho nhiều, suy yếu hệ hô hấp và thêm các biến chứng nặng khác.
Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị sổ mũi, cụ thể gồm:
-
- Thời tiết: Đây là nguyên nhân thường gặp nhất. Thời tiết, độ ẩm thay đổi thất thường khiến niêm mạc trẻ bị kích ứng, dẫn đến sổ mũi hắt hơi.
- Nhiễm vi khuẩn, virus: Cảm cúm do virus, vi khuẩn thường sẽ đi kèm với sổ mũi, hắt hơi. Trẻ nhỏ sức đề kháng kém càng tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn tấn công, gây nhiễm trùng đường hô hấp trên, bao gồm cả các vấn đề liên quan đến mũi.
- Dị ứng: Tác nhân dị ứng có thể là phấn hoa, bụi mịn, lông thú cưng hoặc một số loại thức ăn như đậu, sữa, một số loại hạt, hải sản …Khi mũi tiếp xúc với các tác nhân này sẽ tăng tiết dịch nhầy dẫn đến chảy mũi liên tục, đặc biệt với những người có cơ địa dị ứng nặng, tình trạng sổ mũi sẽ kéo dài hơn.
- Môi trường ô nhiễm: Tiếp xúc thường xuyên với khói bụi, thuốc lá có thể làm tổn thương hệ hô hấp. Trẻ nhỏ hít phải các khói bụi này sẽ bị kích ứng niêm mạc mũi, gây hắt hơi nghẹt mũi.
- Viêm xoang: Là tình trạng viêm sưng ở vùng xoang mũi, kết hợp với tiết nhiều dịch tích tụ làm cho đường thở thu hẹp lại. Người bệnh bị viêm xoang sẽ có các triệu chứng như nghẹt mũi, chảy mũi có màu xanh, màu vàng, đau nhức vùng xoang 2 bên cánh mũi lan lên trán, sốt,…
- Dị tật mũi: Một số dị tật mũi có thể khiến trẻ bị sổ mũi như lệch vách ngăn mũi, hẹp lỗ mũi hình lê… Khi bộ phận này phát triển không bình thường có thể gây cản trở đường thở, khiến trẻ dễ mắc các bệnh như viêm mũi, viêm xoang.
Cách trị sổ mũi nhanh khỏi cho bé tại nhà:
Có nhiều cách làm giảm tình trạng sổ mũi cho trẻ tại nhà tuy nhiên bố mẹ nên ưu tiên liệu pháp tự nhiên và an toàn. Dưới đây là một số phương pháp hỗ trợ điều trị trẻ bị sổ mũi hắt hơi tại nhà an toàn.
- Cho trẻ uống nước nhiều, ăn thức ăn lỏng. Việc này giúp dịch mũi lỏng hơn, dễ bài xuất ra ngoài.
- Cung cấp thức ăn giàu dinh dưỡng cho trẻ giúp hệ miễn dịch làm việc hiệu quả hơn.
- Kê gối cho trẻ ngủ để làm giảm tình trạng nghẹt mũi.
- Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với môi trường không khí ô nhiễm, đặc biệt là khói thuốc lá.
- Duy trì độ ẩm vừa phải trong phòng ngủ của trẻ, tránh duy trì điều hòa lạnh làm không khí trong phòng trở nên quá khô.
- Hút dịch mũi: Dùng dụng cụ chuyên dụng, có đầu hút mềm để dễ dàng hút dịch mũi ra ngoài. Cần lưu ý làm sạch dụng cụ sau mỗi lần sử dụng.
- Nhỏ mũi: Làm sạch và giữ ẩm khoang mũi.
Ngoài ra, bố mẹ còn có thể dùng dung dịch nước muối sinh lý hoặc các sản phẩm hỗ trợ có tính chất tự nhiên như xịt mũi Otosan Nasal Spray Baby. Sản phẩm có thành phần chính là Nước biển ưu trương, Gel lô hội hữu cơ, tinh dầu cam hữu cơ, Đồng gluconat và Carboxymethyl Betaglucan giúp chống viêm, kháng khuẩn, giải phóng nhanh chất nhầy mũi, bảo vệ niêm mạc, làm giảm nhanh tình trạng nghẹt mũi, sổ mũi ở trẻ.
Xịt mũi Otosan Nasal Spray Baby là một trong những sản phẩm hỗ trợ an toàn, không chứa chất gây co mạch, không chứa corticoid, có thể dùng kéo dài và hoàn toàn phù hợp với trẻ trên 6 tháng tuổi, trẻ dưới 6 tháng tuổi nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước sử dụng. Sản phẩm được nhiều bác sĩ ở các bệnh viện và phòng khám chuyên khoa Nhi như Bệnh viện Nhi đồng, Bệnh viện Nhi TW… tin dùng.
Khi nào trẻ bị sổ mũi cần dùng thuốc
Trẻ bị sổ mũi hắt hơi thường có thể tự hết bằng những biện pháp áp dụng kể trên. Tuy nhiên, nếu trẻ xuất hiện tình trạng sổ mũi kéo dài kèm theo các biểu nặng dưới đây thì hãy đến thăm khám ngay bác sĩ để được điều trị kịp thời
- Trẻ bị ho kéo dài, khó thở, người tím tái
- Trẻ sốt cao trên 38 độ C, uống thuốc hạ sốt không đỡ
- Dịch mũi có màu lạ như màu xanh lá, màu vàng và có mũi hôi
- Trẻ bị đau mắt đỏ, dịch mắt có màu vàng, xanh,
Khi vào bệnh viện, bác sĩ sẽ thăm khám và thực hiện các xét nghiệm để chẩn đoán đúng nguyên nhân và điều trị cho phù hợp.
- Nếu trẻ bị sổ mũi do dị ứng, virus hay vi khuẩn, bác sĩ sẽ kê các thuốc đặc hiệu như thuốc chống dị ứng, kháng viêm hay kháng sinh
- Với những trường hợp do dị tật mũi thì thường bác sĩ sẽ thăm khám kỹ hơn để can thiệp phẫu thuật.
Mẹ cần lưu ý gì khi chữa sổ mũi cho con
Trong khi trị sổ mũi cho trẻ, bố mẹ nên lưu ý các điều sau:
- Không dùng miệng hút dịch mũi, việc này có thể làm vi khuẩn ở nước bọt xâm nhập vào khoang mũi của trẻ.
- Cẩn thận khi dùng dụng cụ hút dịch mũi, tránh thọc sâu gây trầy xước niêm mạc
- Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc tại nhà, đặc biệt là các thuốc nhỏ mũi có chứa kháng sinh và kháng viêm khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ.
Sổ mũi, hắt hơi xảy ra thường xuyên và không thuộc tình trạng bệnh lý nguy hiểm. Tuy nhiên, các mẹ cần phải chủ động quan sát, tìm hiểu và thận trọng trong việc điều trị trẻ bị sổ mũi, tránh gây ra những biến chứng nguy hiểm. Hy vọng qua bài viết, các mẹ đã có cho mình được những kiến thức cơ bản cần thiết!