Viêm mũi dị ứng là bệnh lý thường gặp ở rất nhiều người, nhất là trong thời điểm giao mùa. Các triệu chứng tuy không nguy hiểm nhưng gây khó chịu và ảnh hưởng cuộc sống hàng ngày. Vậy làm thế nào để điều trị viêm mũi dị ứng hiệu quả?
1. Nguyên nhân gây Viêm mũi dị ứng là gì?
Viêm mũi dị ứng chính là phản ứng của cơ thể trước các chất kích thích trong không khí. Khi hít phải tác nhân gây dị ứng rất nhỏ trong không khí, hệ thống miễn dịch được kích hoạt và giải phóng các hóa chất vào trong máu gọi là histamin. Histamin có tác dụng bảo vệ, làm xuất hiện màng nhầy trong mũi, cổ họng bị viêm để đẩy các chất kích thích ra ngoài.
Có 3 nguyên nhân chính gây viêm mũi dị ứng thường gặp:
- Tác nhân gây dị ứng trong nhà
Trong nhà thường có các tác nhân gây dị ứng như: bụi, lông từ vải quần áo, lông chó mèo, mỹ phẩm, sữa tắm, xà phòng, nước hoa, nấm mốc…
- Tác nhân gây dị ứng trong không khí
Tác nhân gây kích ứng trong không khí bao gồm: bụi lúa trong mùa gặt, lông sâu bướm, không khí lạnh, phấn hoa, mùi rác thải…
- Tác nhân dị ứng do đặc thù nghề nghiệp
Những người làm việc trong môi trường đặc thù cũng rất dễ bị viêm mũi dị ứng. Giáo viên hằng ngày tiếp xúc với bụi phấn, công nhân hít phải bụi xi măng, bụi gỗ, sợi vải, hóa chất trong các nhà máy, lông động vật trong các lò giết mổ…đều có nguy cơ rất cao bị viêm mũi dị ứng.
Các tác nhân gây dị ứng có thể ở khắp mọi nơi khiến bệnh cực kỳ dễ tái phát. Do đó phải có các biện pháp rửa mũi, phòng ngừa để làm hạn chế, giảm nhẹ các triệu chứng một cách tối đa nhất.
2. Dấu hiệu và triệu chứng
Viêm mũi dị ứng gây ra các triệu chứng tương tự như cảm lạnh. Các triệu chứng bao gồm: hắt hơi, nghẹt mũi, ngứa mũi, chảy nước mũi… thường bắt đầu ngay sau khi tiếp xúc với các chất gây dị ứng.
Hầu hết các triệu chứng viêm mũi dị ứng đều nhẹ và có thể điều trị dễ dàng. Tuy nhiên nếu không điều trị đúng cách, các dấu hiệu viêm mũi dị ứng có thể trở nên nghiêm trọng và dai dẳng, gây khó ngủ, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày
3. Phòng ngừa viêm mũi dị ứng
Các tác nhân gây dị ứng ở xung quanh ta nên bệnh viêm mũi dị ứng rất khó để phòng ngừa. Tuy nhiên có thể thực hiện các cách sau để giảm thiểu các triệu chứng khó chịu một cách tối đa:
– Tăng cường miễn dịch: Hệ miễn dịch suy yếu là điều kiện tốt để các tác nhân xâm nhập và gây dị ứng. Vì vậy, tăng cường miễn dịch là cách tốt nhất để bảo vệ cơ thể trước các tác nhân gây viêm mũi dị ứng.
– Nếu bạn nhạy cảm với phấn hoa của cây vào mùa xuân hoặc mùa thu, hãy hạn chế ra ngoài vào giờ phấn hoa cao điểm và tắm ngay sau khi ra ngoài. Ngoài ra, trong mùa dị ứng không nên phơi quần áo bằng dây, đóng cửa sổ để hạn chế phấn hoa tiếp xúc với đồ vật trong nhà.
– Làm sạch các bề mặt thường xuyên, lau ướt sàn nhà thay vì quét. Nếu có thảm, nên sử dụng máy hút bụi để đảm bảo bụi không dính vào thảm gây dị ứng.
– Hạn chế tiếp xúc với động vật và rửa tay ngay sau khi chạm vào thú cưng.
– Che miệng và mũi khi làm việc trong môi trường khói bụi.
4. Điều trị viêm mũi dị ứng như thế nào?
Nếu các triệu chứng viêm mũi dị ứng diễn ra lặp đi lặp lại trong thời gian dài, gây ảnh hưởng đến giấc ngủ, cuộc sống hàng ngày, người bệnh cần đến gặp bác sĩ để được tư vấn, chẩn đoán và điều trị, tránh gây ra các biến chứng nguy hiểm, đặc biệt ở trẻ em.
Thông thường, để điều trị viêm mũi dị ứng, bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân dùng một số phương pháp sau:
- Dùng thuốc kháng Histamin đường uống
Thuốc kháng histamin đường uống thường được bác sĩ chỉ định cho những bệnh nhân viêm mũi dị ứng có triệu chứng nhẹ. Nó giúp làm giảm các triệu chứng như ngứa, hắt hơi, chảy nước mũi, nước mắt, nhưng không làm giảm bớt tình trạng nghẹt mũi. Một số loại thuốc kháng histamin thường được kê gồm: fexofenadin, diphenhydramin, desloratadine, levocetirizine, cetirizin…
Hầu hết các loại thuốc kháng histamin đều tiềm ẩn tác dụng phụ không mong muốn, vì vậy người bệnh cần chú ý tuân thủ theo phác đồ điều trị được bác sĩ kê, không nên lạm dụng chúng.
- Dùng thuốc xịt mũi chứa chất co mạch, corticoid
Các thuốc xịt mũi chứa chất co mạch, corticoid giúp bệnh nhân giảm nhanh các triệu chứng nhưng tác dụng chỉ là tạm thời, một số trường hợp có thể gây sung huyết trở lại và mắc thêm một số bệnh khác do tác dụng phụ của thuốc. Việc sử dụng corticoid hoặc chất co mạch trong thời gian dài khiến bệnh viêm mũi ở trẻ em thường xuyên tái đi tái lại, chính vì vậy tìm kiếm 1 giải pháp an toàn và hiệu quả bền vững là điều cần thiết, đặc biệt đối với trẻ em dưới 6 tuổi.
- Dùng xịt mũi nguồn gốc thiên nhiên
Sử dụng xịt mũi nguồn gốc thiên nhiên để cải thiện viêm mũi dị ứng là một trong những hướng đi mới, được nhiều chuyên gia đánh giá cao. Tiêu biểu trong số đó là Xịt mũi Otosan Nasal Spray với công thức đa tác động, thành phần chứa nước biển ưu trương Brittany của Pháp kết hợp với các thành phần thiên nhiên và tinh dầu giúp làm sạch sâu các khoang mũi, giảm nghẹt mũi, sổ mũi, giảm viêm nhiễm và mang lại hiệu quả tối ưu cho người bệnh viêm mũi dị ứng.
Sản phẩm không chứa chất co mạch, không chứa corticoid, nên an toàn và có thể sử dụng lâu dài. Sản phẩm được nghiên cứu bào chế theo hai dạng chuyên biệt, phù hợp với trẻ sơ sinh, trẻ em và người lớn, bao gồm:
– Xịt mũi Otosan Nasal Spray Forte dành cho người lớn, hỗ trợ điều trị viêm mũi dị ứng và viêm mũi xoang.
– Xịt mũi Otosan Nasal Spray Baby dành cho trẻ em, hỗ trợ điều trị viêm mũi dị ứng hiệu quả.
Otosan Nasal Spray với hai dòng sản phẩm dành cho trẻ em và người lớn, đều có bảng thành phần 100% thiên nhiên và an toàn.
Hy vọng qua bài viết này đã cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết về bệnh viêm mũi dị ứng và lựa chọn được phương pháp điều trị an toàn, hiệu quả.