Viêm mũi dị ứng là một căn bệnh phổ biến mà nhiều người Việt Nam hay mắc phải. Vậy, dấu hiệu của viêm mũi dị ứng là gì? Viêm mũi dị ứng có chữa được không? Mời bạn đọc tham khảo thông qua bài viết sau đây.
Viêm mũi dị ứng là gì?
Viêm mũi dị ứng là một phản ứng dị ứng đặc trưng xuất hiện ở mũi, trong đó người bệnh có các biểu hiện như chảy nước mũi, ngứa mũi, nghẹt mũi, hắt hơi. Các dấu hiệu của viêm mũi dị ứng xuất hiện khi người bệnh tiếp xúc với các chất gây dị ứng như phấn hoa, lông động vật hoặc sự thay đổi thời tiết lúc giao mùa.
Các thống kê hàng năm cho thấy, tỷ lệ dân số mắc các bệnh hô hấp trên toàn thế giới là 10 đến 15%. Trong đó bệnh viêm mũi dị ứng chiếm đến 32,2% trong các ca bệnh về tai mũi họng. Tuy các triệu chứng của bệnh thường không quá nghiêm trọng. Nhưng nếu kéo dài có thể gây nhiều phiền toái trong sinh hoạt và cuộc sống thường ngày.
Triệu chứng của viêm mũi dị ứng
Một số dấu hiệu phổ biến của bệnh có thể kể đến bao gồm:
- Các dấu hiệu trên hô hấp: nghẹt mũi, ngứa mũi, sổ mũi, hắt xì, ho, đau hoặc ngứa rát cổ họng, chảy nước mũi trong….
- Toàn thân: nhức đầu, mệt mỏi.
- Dấu hiệu trên da: chàm da, khô da, ngứa, phồng rộp da, phát ban.
- Trên mắt có thể có các biểu hiện: quầng thâm dưới mắt, chảy nước mắt, ngứa mắt,..
Nguyên nhân gây ra viêm mũi dị ứng
Khi cơ thể tiếp xúc với chất gây dị ứng, sẽ tiết ra hoạt chất có tên là histamin. Đây là một chất hoá học tự nhiên, giúp bảo vệ cơ thể trước các tác nhân gây dị ứng. Nhưng đồng thời cũng là nguyên nhân gây ra một loạt các phản ứng sau đó. Được biểu hiện ra bên ngoài bởi các triệu chứng hắt hơi, nghẹt mũi, gây khó chịu cho người bệnh.
Các tác nhân gây dị ứng phổ biến hay gặp là:
- Nguyên nhân từ không khí như: khói bụi, khói thuốc lá, nhiệt độ hoặc thời tiết thay đổi đột ngột,
- Tiếp xúc với các dị nguyên: lông động vật, phấn hoa, hoá chất,..
Viêm mũi dị ứng có lây lan hay không?
Như đã trình bày ở trên, viêm mũi dị ứng là căn bệnh tự phát do cơ thể phòng vệ trước các tác nhân gây dị ứng. Bệnh không có khả năng lây nhiễm từ người sang người. Ngày nay khi môi trường trở nên ô nhiễm, sẽ càng xuất hiện nhiều tác nhân dẫn đến dị ứng hơn. Vì vậy việc phòng bệnh và nâng cao sức đề kháng là rất quan trọng, đặc biệt ở người có cơ địa nhạy cảm. Một khi đã mắc bệnh sẽ không thể chữa khỏi mà chỉ có thể làm giảm các triệu chứng.
Tuy không phải là bệnh lây truyền nhưng nhiều trường hợp bố mẹ có cơ địa dị ứng thì con cái cũng có nguy cơ cao mắc bệnh, đặc biệt viêm mũi dị ứng còn phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố bên ngoài như: thời tiết, môi trường làm việc & sinh hoạt, thực phẩm…
Cách chữa viêm mũi dị ứng?
Có nhiều cách để điều trị viêm mũi dị ứng, đa số các thuốc chỉ có tác dụng giảm triệu chứng. Trong một số trường hợp bác sĩ có thể kê cho bệnh nhân sử dụng kết hợp cả các thuốc xịt mũi corticoid, thuốc kháng histamine…
Thuốc kháng histamine
Các thuốc kháng histamin gồm 2 loại là loại kê đơn hoặc không kê đơn. Tác dụng của các thuốc này là ngăn cản bài tiết histamin trong các phản ứng dị ứng. Từ đó làm giảm các phản ứng khó chịu gây ra cho người bệnh. Một số thuốc kháng histamin thường dùng để điều trị viêm mũi dị ứng là Clorpheniramin, Loratadine, Fexofenadine, Levocetirizine,… Những loại thuốc này có thể được bào chế ở dạng: xịt mũi, siro hoặc viên uống.
Nhược điểm của các thuốc này đặc biệt là thuốc kháng histamine thế hệ 1 có thể gây buồn ngủ và giảm khả năng tập trung ở bệnh nhân. Do đó khuyến cáo người lái xe hoặc vận hành máy móc không nên sử dụng. Các thuốc kháng histamine thế hệ 2 có thể khắc phục được những một số tác dụng phụ của thế hệ cũ.
Các thuốc corticoid
Thuốc corticoid chỉ định điều trị viêm mũi dị ứng chủ yếu dưới dạng hít hoặc dạng dung dịch xịt mũi. Các thuốc phổ biến nhất có thể kể đến là Nasonex, Rhinocort, Meseca,… Giúp giảm nhanh chóng các triệu chứng của bệnh, tuy nhiên không nên sử dụng lâu dài vì có thể gây một số nguy cơ.
Một số đối tượng cần thận trọng khi dùng các thuốc này là trẻ em và phụ nữ cho con bú. Vì sử dụng corticoid rất dễ gây biến chứng còi xương, suy thượng thận ở các đối tượng này.
Các sản phẩm xịt mũi có nguồn gốc tự nhiên
Sử dụng các thuốc xịt mũi có nguồn gốc thiên nhiên là đang giải pháp tối ưu hiện nay, do khả năng dung nạp tốt và không gây các tác dụng phụ cho người bệnh. Thành phần chính trong các chế phẩm là nước biển sâu và các thảo dược tự nhiên. Vừa có tác dụng làm sạch hốc mũi một cách nhẹ nhàng, vừa chống viêm và ngăn ngừa tình trạng tái phát.
So với các sản phẩm trên thị trường, xịt mũi tự nhiên xuất xứ Châu Âu luôn được bác sĩ và các chuyên gia đầu ngành đánh giá cao về tính hiệu quả cũng như khả năng dung nạp, tính an toàn cho người sử dụng. Otosan luôn tự hào là một trong những đơn vị tiên phong, chuyên cung cấp các sản phẩm xịt mũi được nhập khẩu trực tiếp từ Italy. Sản phẩm từ thương hiệu Otosan không chứa chất co mạch, corticoid nên an toàn và có thể sử dụng trong thời gian dài.
Otosan có 2 loại dành riêng cho từng đối tượng cụ thể:
- Xịt mũi Otosan Nasal Spray Forte dành cho người lớn với thành phần nước biển sâu hàm lượng 2,2% cùng các loại tinh dầu thảo dược như tràm trà, tinh dầu chanh, chiết xuất gel lô hội… hỗ trợ giảm nhanh các triệu chứng tắc nghẹt mũi, ngứa mũi, đồng thời dưỡng ẩm niêm mạc mũi.
- Xịt mũi Otosan Nasal Spray Baby dành riêng cho đối tượng trẻ em từ 06 tháng tuổi với hàm lượng muối ưu trương thấp hơn 1,1%. Phù hợp với niêm mạc nhạy cảm của trẻ, đồng thời vẫn vừa đủ để kháng khuẩn và làm thông mũi, giảm ngứa mũi, nghẹt mũi
Phòng ngừa viêm mũi dị ứng tái phát
Về bản chất viêm mũi dị ứng phụ thuộc vào cơ địa của người bệnh & việc tiếp xúc với dị nguyên gây dị ứng. Đôi lúc người bệnh sẽ không lường trước được khi nào niêm mạc mũi lại vô tình tiếp xúc với các dị nguyên có ở ngoài môi trường và gây nên tình trạng viêm mũi dị ứng. Bởi vậy, cách tốt nhất chính là chủ động phòng ngừa viêm mũi dị ứng tái phát. Các biện pháp phòng ngừa có thể áp dụng được như:
- Chủ động mang khẩu trang, kính mắt, mũ chắn, kính chắn… hoặc các trang phục bảo hộ khi làm việc, di chuyển trong môi trường nhiều khói bụi, ô nhiễm
- Giữ cho mũi họng khỏe bằng cách vệ sinh mũi họng đúng cách mỗi ngày
- Tăng đề kháng tự nhiên cho cơ thể qua chế độ ăn uống, sinh hoạt, học tập & làm việc khoa học
- Giữ môi trường sống xung quanh trong lành, thoáng mát, hạn chế sự hình thành & phát triển của nấm mốc, vi khuẩn, bụi bẩn…
Viêm mũi dị ứng tuy khó có thể điều trị dứt điểm nhưng vẫn có cách kiểm soát được nếu áp dụng đúng cách. Otosan mong rằng với những thông tin trong bài viết, sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về viêm mũi dị ứng & biết cách phòng bệnh hiệu quả!
Lan Anh đã bình luận
Viêm họng là gì? Nguyên nhân và cách điều trị viêm họng hiệu quả
Otosan đã bình luận
Viêm mũi dị ứng là một phản ứng dị ứng đặc trưng xuất hiện ở mũi, trong đó người bệnh có các biểu hiện như chảy nước mũi, ngứa mũi, nghẹt mũi, hắt hơi. Các dấu hiệu của viêm mũi dị ứng xuất hiện khi người bệnh tiếp xúc với các chất gây dị ứng như phấn hoa, lông động vật hoặc sự thay đổi thời tiết lúc giao mùa.