Sổ mũi là triệu chứng thường gặp khi cảm cúm, dị ứng,… Liệu rằng có nên dùng thuốc kháng sinh khi trẻ bị sổ mũi hay không? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
Nguyên nhân trẻ sổ mũi mãi không hết
Dưới đây là các nguyên nhân phổ biến gây sổ mũi ở trẻ mãi không hết
Do nhiễm virus và vi khuẩn
Một trong những tác nhân phổ biến gây sổ mũi kéo dài ở trẻ là do nhiễm virus hoặc vi khuẩn. Với hệ miễn dịch còn chưa hoàn thiện, trẻ dễ mắc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp như cảm lạnh và cảm cúm. Thông thường, những bệnh này sẽ khỏi trong vòng một tuần tuy nhiên với những trẻ có sức đề kháng và hệ miễn dịch kém, bệnh có thể kéo dài hơn.
Do mắc các bệnh hô hấp mạn tính
Các bệnh hô hấp như viêm xoang, viêm mũi dị ứng hoặc hen suyễn cũng là nguyên nhân gây sổ mũi kéo dài ở trẻ nhỏ. Nếu không kịp thời phát hiện và điều trị thì những bệnh này sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ.
Lạm dụng thuốc
Sử dụng sai hoặc lạm dụng một số thuốc như thuốc co mạch, corticoid hay kháng sinh cũng có thể gây sổ mũi kéo dài ở trẻ. Sự lạm dụng thuốc không chỉ không giúp bé khỏi bệnh mà còn có thể khiến tình trạng bệnh càng nặng hơn. Ngoài ra, trẻ có thể bị phụ thuộc vào thuốc và nhờn thuốc, gây ra tình trạng sổ mũi kéo dài.
Thời tiết thay đổi thất thường
Thời tiết và môi trường cũng có thể góp phần vào sổ mũi kéo dài ở trẻ. Đặc biệt ở trẻ có sức đề kháng kém thì thì trẻ sẽ càng lâu khỏi và hay tái phát bệnh.
Dùng thuốc kháng sinh có giúp trẻ hết sổ mũi không?
Chảy nước mũi hay sổ mũi là một phản ứng bình thường của cơ thể khi mắc cảm lạnh. Đó là phản ứng tự nhiên của hệ thống miễn dịch, giúp loại bỏ vi rút và tạp chất ra khỏi mũi và xoang mũi. Thông thường, chảy nước mũi sẽ tự giảm đi sau một thời gian và không cần điều trị đặc hiệu.
Khi trẻ bị cảm lạnh thông thường và có triệu chứng chảy nước mũi, bố mẹ có thể không cần sử dụng kháng sinh để điều trị. Vì với trường hợp này, thuốc kháng sinh không có tác dụng đối với virus gây bệnh, hoặc khi trẻ sổ mũi nhiều do dị ứng thời tiết. Nguy hiểm hơn nữa, nếu bố mẹ sử dụng kháng sinh một cách không cần thiết có thể dẫn đến tình trạng kháng kháng sinh và gây khó khăn cho các đợt điều trị sau.
Ba mẹ hãy luôn nhớ rằng việc sử dụng kháng sinh cần theo sự chỉ định của bác sĩ. Trẻ em cần được theo dõi sát sao và tuân thủ đúng liều lượng và thời gian sử dụng kháng sinh nếu được kê đơn. Bên cạnh đó, việc sử dụng kháng sinh nhiều và sai cách có thể gây ra nhiều tác dụng phụ như phát ban, chóng mặt, các vấn đề về dạ dày và nguy cơ nhiễm trùng nấm men.
Những điều mẹ cần lưu ý khi con sổ mũi xanh, sổ mũi vàng
Với trẻ bị sổ mũi vàng
Trong trường hợp nước mũi của trẻ có màu vàng, đây có thể là một dấu hiệu cho thấy trẻ đang gặp phải cảm lạnh hoặc viêm mũi giai đoạn nặng. Nước mũi có màu vàng là do sự xuất hiện của các tế bào bạch cầu trong khu vực viêm nhiễm khi chúng lẫn vào dịch mũi.
Đối với trẻ nhỏ, việc chăm sóc và điều trị sổ mũi vàng đúng cách là rất quan trọng. Nếu trẻ bị nghẹt mũi và sổ mũi vàng kéo dài hơn 2 tuần có thể cảnh báo một bệnh lý nghiêm trọng. Do đó, ba mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám và tư vấn chính xác.
Với trẻ bị sổ mũi xanh
Khi màu nước mũi của trẻ chuyển dần sang màu xanh là một dấu hiệu cho thấy hệ miễn dịch của trẻ đang hoạt động để chống lại các tác nhân gây nhiễm trùng. Màu xanh lá của nước mũi là do sự kết hợp giữa dịch mũi và tế bào bạch cầu bị tiêu diệt trong quá trình chiến đấu chống lại vi khuẩn và các tác nhân gây bệnh khác.
Tuy nhiên, nếu trẻ có nước mũi màu xanh lá cây liên tục trong 12 ngày kèm theo các triệu chứng như sốt và buồn nôn, ba mẹ cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được kiểm tra và chẩn đoán chính xác.
Biện pháp điều trị sổ mũi cho trẻ tại nhà
Một số biện pháp được dùng để điều trị sổ mũi xanh, sổ mũi vàng tại nhà cho trẻ như:
- Uống nhiều nước lọc, nước trái cây giàu vitamin C và khoáng chất:
Ba mẹ phải đảm bảo cung cấp đủ lượng nước và chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ để tăng cường hệ miễn dịch và giúp cơ thể đối phó với tình trạng sổ mũi. Các loại nước trái cây giàu vitamin C như cam, chanh, quả kiwi,… có thể giúp cải thiện tình trạng viêm mũi.
- Nghỉ ngơi đầy đủ và tăng thời gian ngủ:
Khi trẻ được nghỉ ngơi nhiều hơn và ngủ đủ giấc sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch để đối phó với tình trạng sổ mũi, giúp đẩy nhanh quá trình hồi phục của trẻ.
- Duy trì độ ẩm trong không khí bằng máy tạo độ ẩm:
Sử dụng máy tạo độ ẩm trong môi trường sống xung quanh trẻ giúp giảm tình trạng khô mũi, đồng thời hỗ trợ quá trình điều trị sổ mũi vàng, sổ mũi xanh.
- Xịt rửa mũi hàng ngày:
Ba mẹ có thể sử dụng nước muối sinh lý để xịt rửa mũi hàng ngày giúp làm sạch mũi, loại bỏ dịch tiết trong mũi. Điều này đặc biệt quan trọng đối với sổ mũi vàng và sổ mũi xanh, vì nước muối có khả năng kháng vi khuẩn và giúp làm thông mũi hiệu quả. Tuy nhiên, nếu dùng nước muối sinh lý quá thường xuyên sẽ làm giảm các chức năng của lớp niêm mạc mũi xoang, đặc biệt là ở trẻ nhỏ.
Do đó, để hỗ trợ điều trị và phòng ngừa vấn đề đường hô hấp cho trẻ nhỏ, sản phẩm Xịt mũi Otosan Nasal Spray Baby là một sự lựa chọn tối ưu. Với công thức không chứa chất co mạch và corticoid, sản phẩm đảm bảo an toàn khi sử dụng lâu dài.
Otosan Nasal Spray Baby có tác dụng làm sạch và thông mũi hiệu quả. Với dung dịch muối ưu trương, sản phẩm giúp loại bỏ dịch nhầy, virus, vi khuẩn và tác nhân gây viêm khỏi mũi, giúp mũi trẻ thông thoáng và dễ thở hơn so với nước muối sinh lí đẳng trương 0,9%.
Ngoài ra, sản phẩm còn chứa các thành phần tự nhiên như đồng gluconate, carboxymethyl beta-glucan, tinh dầu cam và gel lô hội hữu cơ, có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn và làm dịu mũi. Nhờ vào những thành phần này, Otosan Nasal Spray Baby không chỉ giúp chăm sóc mũi cho trẻ một cách hiệu quả mà còn đảm bảo không gây khó chịu hay tác dụng phụ.
Hiện nay, sổ mũi ở trẻ em là một vấn đề được nhiều phụ huynh quan tâm. Để bảo vệ sức khỏe của trẻ một cách tốt nhất, việc hiểu nguyên nhân và phương pháp điều trị hiệu quả là rất quan trọng.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào liên quan đến vấn đề Tai – Mũi – Họng của trẻ, hãy liên hệ ngay với số HOTLINE của OTOSAN: 037.4444.015 để nhận được tư vấn chi tiết và chuyên nghiệp. Chúng tôi luôn sẵn lòng hỗ trợ bạn!