Viêm họng – Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả
Tình trạng viêm họng, đau họng thường xảy ra vào những thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi, làm cản trở công việc và sinh hoạt thường ngày của bạn. Cùng tìm hiểu về nguyên nhân viêm họng và cách điều trị hiệu quả trong bài viết dưới đây.
1. Viêm họng là gì?
Viêm họng là tình trạng “viêm” xảy ra ở quanh vùng hầu họng. Vậy để hiểu rõ về “viêm họng”, bạn cần hiểu thế nào là “viêm”.
“Viêm” là một quá trình mà các thành phần thuộc hệ thống miễn thống miễn dịch (như bạch cầu, lympho) hoạt động để bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân xâm nhập từ bên ngoài, chẳng hạn như vi rút, vi khuẩn,…
Khi một vùng nào đó trên cơ thể bị viêm, ở đó sẽ xảy ra một loạt các phản ứng như sưng tấy, đỏ, đau, có thể hơi ấm nóng ở vùng viêm.
Vậy khi viêm họng, bạn sẽ có cảm giác sưng, đau rát, cộm nơi cổ họng. Đôi khi, bạn sẽ bị đau khi nuốt nước bọt hoặc khi nói chuyện hay khi ăn uống. Nếu tình trạng nặng hơn, cơn đau có thể lan sang cả hai bên mang tai.
Bạn cũng có thể có các dấu hiệu nhiễm trùng khác, chẳng hạn như sốt, nhức đầu, đau khớp và cơ, mệt mỏi, chán ăn, đau đầu, ho, sổ mũi và sưng hạch ở cổ.
2. Viêm họng nguyên nhân do đâu?
Viêm họng có thể do vi rút hoặc vi khuẩn, trong đó viêm họng do vi rút phổ biến hơn.
2.1. Viêm họng do vi rút
Có nhiều loại vi rút phổ biến gây viêm họng như: rhinovirus, adenovirus, coronavirus (COVID), vi rút cúm:
– Rhinovirus là nguyên nhân chủ yếu nhất của cảm lạnh thông thường. Người lớn trung bình bị cảm lạnh 2-3 lần mỗi năm và trẻ em có thể bị nhiều hơn.
– Adenovirus thường lây qua đường hô hấp dẫn đến các triệu chứng như đau họng, hắt hơi, sổ mũi, ho, nhức đầu, ớn lạnh hoặc các triệu chứng của bệnh viêm thanh khí phế quản hoặc viêm phế quản.
– Vi rút cúm: Có 4 loại: Vi rút cúm A, B, C, D. Vi-rút cúm A và B thường gây ra các đợt dịch bệnh theo mùa ở người (cúm mùa). Nhiễm vi-rút cúm C gây bệnh nhẹ và được cho là không gây ra dịch bệnh ở người. Vi-rút cúm D chủ yếu ảnh hưởng đến gia súc và lây lan sang các động vật khác và chưa ghi nhận có lây nhiễm sang người và gây bệnh ở người.
– Coronavirus: Khó có thể phân biệt được sự khác biệt giữa trường hợp cảm lạnh thông thường và trường hợp nhẹ của COVID, bởi cả hai đều có những triệu chứng tương tự. Nếu bạn xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào nghi ngờ là nhiễm COVID, bạn nên xét nghiệm COVID với test nhanh tại nhà.
Thông thường, tình trạng đau họng sẽ tự khỏi sau vài ngày đến một tuần mà không cần điều trị gì. Nếu tình trạng viêm kéo dài hơn một tuần hoặc kèm theo sốt, khó nuốt hoặc khó thở, hãy đến gặp bác sĩ để được xác định rõ nguyên nhân và điều trị.
Viêm họng do vi rút
2.2. Viêm họng do vi khuẩn
Vi khuẩn có thể gây viêm họng trong một số trường hợp:
– Nhiễm liên cầu khuẩn nhóm A
– Ít phổ biến hơn, các bệnh do vi khuẩn như lậu và chlamydia có thể gây đau họng
Nhiễm liên cầu khuẩn nhóm A là nguyên nhân phổ biến nhất gây viêm họng do vi khuẩn ở trẻ em và thanh thiếu niên, rất hiếm gặp ở trẻ em dưới 3 tuổi. Người bị viêm họng liên cầu khuẩn, amidan thường xuất hiện đốm hoặc mủ trắng, có đờm xanh hoặc vàng. Các biểu hiện này lại không xuất hiện ở người viêm họng do vi rút. Viêm họng liên cầu khuẩn cần được điều trị bằng kháng sinh, trong khi viêm họng do virus thì không.
Điều quan trọng là phải biết liệu chứng đau họng của bạn là do vi rút hay vi khuẩn liên cầu khuẩn. Để xác định rõ nguyên nhân của viêm họng, thông thường các bác sĩ sẽ phải xét nghiệm liên cầu khuẩn nhanh hoặc nuôi cấy vi khuẩn cổ họng.
3. Viêm họng kéo dài có nguy hiểm không?
Hầu hết các trường hợp viêm họng sẽ khỏi trong vòng 7 đến 10 ngày. Viêm họng kéo dài hơn thường là do kháng kháng sinh, việc tuân thủ điều trị kém và tiếp xúc gần với những người viêm họng không được điều trị.
Biến chứng chung của viêm họng (chủ yếu gặp ở các trường hợp viêm họng do vi khuẩn) bao gồm viêm xoang, viêm tai giữa, viêm nắp thanh quản, viêm xương chũm, sốt thấp khớp cấp tính, viêm cầu thận sau liên cầu, hội chứng sốc độc tố.
Một số adenovirus gây ra các bệnh khác, chẳng hạn như phát ban da, viêm kết mạc (mắt đỏ), nhiễm trùng bàng quang hoặc nhiễm trùng đường ruột (ví dụ: tiêu chảy).
4. Uống thuốc gì khi bị viêm họng?
Đối với viêm họng do liên cầu khuẩn, các bác sĩ thường kê đơn thuốc kháng sinh trong khoảng 10 ngày. Mặc dù viêm họng liên cầu khuẩn có thể tự khỏi sau khoảng một tuần, nhưng dùng thuốc kháng sinh sẽ giúp bạn cảm thấy khỏe hơn nhanh hơn và có thể ngăn khả năng lây nhiễm sang người khác.
Trong vòng khoảng 12 giờ sau khi bắt đầu dùng kháng sinh, có thể bạn sẽ không bị sốt. Đến ngày thứ hai hoặc thứ ba, các triệu chứng khác sẽ bắt đầu biến mất. Khi này, vẫn nên tiếp tục dùng thuốc kháng sinh theo chỉ định vì nếu không uống đủ liều, vi khuẩn vẫn có thể quay trở lại và tăng nguy cơ kháng thuốc kháng sinh.
Đối với viêm họng do vi rút, không có thuốc đặc hiệu. Giải pháp chỉ là làm giảm các triệu chứng. Để giảm cảm giác đau họng, bạn có thể dùng thuốc giảm đau. Người lớn và trẻ em trên 1 tháng tuổi có thể dùng paracetamol, người lớn và trẻ em trên 3 tháng tuổi có thể dùng ibuprofen. Mọi kiến thức liên quan đến việc sử dụng thuốc, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi dùng.
Viêm họng uống thuốc gì?
5. Cách chữa viêm họng hiệu quả tại nhà
Để giảm nhanh các triệu chứng khiến bạn khó chịu, có thể tham khảo các cách sau:
– Uống đủ nước: Khi bạn đủ nước sẽ tăng khả năng loại bỏ vi trùng ra khỏi cơ thể, giúp bạn phục hồi nhanh chóng.
– Bổ sung vitamin C: Mặc dù vitamin C chưa được chứng minh là ngăn ngừa các triệu chứng cảm lạnh, nhưng một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng vitamin C giúp người bị cảm lạnh nhanh khỏi hơn. Bên cạnh đó, vitamin C giúp tăng cường sức khỏe tổng thể và cả hệ thống miễn dịch của bạn. Nên tăng cường vitamin thông qua chế độ ăn uống. Thực phẩm càng tươi thì càng tốt. Việc lạm dụng các chất bổ sung vitamin C (không phải vitamin C trong chế độ ăn uống) có thể dẫn đến đau dạ dày và sỏi thận.
– Mật ong: Mật ong có đặc tính có đặc tính kháng vi-rút và kháng khuẩn tự nhiên. Thêm mật ong vào một tách trà gừng hoặc trà quế sẽ giảm ngứa cổ họng và giữ nước cho cơ thể.
– Ăn đồ ăn lỏng, ấm chẳng hạn như súp, giúp giảm sự tích tụ chất nhầy và giữ cho bạn đủ nước.
– Súc miệng bằng nước muối ấm: Bạn nên pha 1-2 thìa cà phê muối vào cốc nước sôi. Sau đó, đợi cho nguội, súc miệng từng miếng một, ngửa cổ để làm sạch cổ họng và nhổ ra
– Nghỉ ngơi đủ: Cơ thể cần được nghỉ ngơi nhiều hơn trong khi hệ thống miễn dịch đang chống lại bệnh tật. Ngủ không đủ có thể khiến tình trạng của bạn trở nên nặng hơn, vì thiếu ngủ sẽ ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch và làm giảm quá trình sản xuất kháng thể chống lại các tác nhân gây bệnh.
– Làm ẩm không khí quanh phòng: Mọi người thường bị viêm họng khi không khí xung quanh quá khô. Bằng cách bổ sung độ ẩm cho không khí, máy tạo độ ẩm có thể làm ẩm cổ họng, có thể giúp giảm các triệu chứng của viêm họng.
Ngoài ra, chuyên gia Otosan gợi ý cho bạn giải pháp hoàn toàn tự nhiên, an toàn mà hiệu quả, giúp cải thiện các triệu chứng của viêm họng một cách nhanh chóng. Giải pháp chăm sóc họng bao gồm bộ ba sản phẩm đến từ thương hiệu Otosan (Ý):
Xịt họng Otosan: gồm các thành phần có đặc tính kháng khuẩn mạnh từ tự nhiên như Tinh dầu cỏ xạ hương trắng, Tinh dầu Cam hữu cơ, Chiết xuất Hedge Mustard, CM – Glucan. Kết hợp với thiết kế vòi phun sương siêu mịn, có thể quay góc 306 độ, Xịt họng Otosan giúp giảm cảm giác đau, sưng tấy và dịu cổ họng tức thì.
Gel Otosan Forte: dạng bào chế đặc biệt – Gel lỏng giúp bám dính ngay trên niêm mạc họng, giúp phục hồi tổn thương nhanh chóng. Dạng đóng gói nhỏ gọn rất tiện dụng cho trẻ mang theo khi đi học, dễ sử dụng và bảo quản. Đặc biệt, sản phẩm an toàn khi sử dụng cho phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.
Siro Otosan Fortuss: Với thành phần chính là mật ong Manuka quý hiếm kết hợp với các hoạt chất giàu hoạt tính từ tự nhiên, Siro ho Otosan thích hợp cho các trường hợp viêm họng, khàn tiếng, ho khan, ho có đờm, viêm phế quản, viêm phổi… phù hợp cho cả trẻ em và người lớn.
Xịt họng Otosan
Gel Otosan Forte
Siro Otosan Fortuss
Hi vọng với những thông tin trong bài viết này, bạn có thể hiểu hơn về tình trạng viêm họng và lựa chọn được giải pháp phù hợp để chăm sóc sức khỏe khi bị viêm họng.
Truy cập otosan.vn để cập nhật thường xuyên các thông tin hữu ích liên quan đến sức khỏe tai – mũi – họng nhé!