Viêm họng (đau họng) là tình trạng nuốt nước bọt, thức ăn thấy đau, thường gặp ở đa số mọi đối tượng. Mặc dù không nguy hiểm nhưng người bị viêm họng sẽ cảm thấy rất khó chịu trong ăn uống, nói chuyện, sinh hoạt thường ngày. Vậy viêm họng uống thuốc gì để có thể khỏi nhanh hơn, mời bạn đọc cùng tìm hiểu bài viết dưới đây.
1. Đau họng là triệu chứng của bệnh gì?
Đau họng là tình trạng nuốt nước bọt hoặc thức ăn thấy đau và rát, đây là tình trạng phổ biến mà hầu hết ai cũng đều gặp phải, đặc biệt là khi thời tiết chuyển lạnh.
Đau họng có thể là triệu chứng biểu hiện của một số bệnh lý sau:
Cảm lạnh
Khi chuyển thời tiết sang mùa mưa lạnh hoặc khi tiếp xúc thời gian dài với gió, mưa không che chắn thì cơ thể có khả năng bị cảm lạnh. Đa phần, cảm lạnh là do virus xâm nhập vào cơ thể gây bệnh. Triệu chứng khởi phát thường thấy là đau họng, chảy nước mũi trong, ho khan. Những ngày sau có thể kèm theo triệu chứng nặng hơn như sốt, ho có đờm, sổ mũi xanh,…
Viêm amidan
Viêm amidan cũng là bệnh lý phổ biến gây triệu chứng đau họng, thường gặp hơn ở đối tượng trẻ em. Virus gây các bệnh cảm lạnh thông thường như: Rhinovirus, Adenovirus, Coronavirus,… là nguyên nhân phổ biến gây viêm amidan. Có khoảng 15 – 30% viêm amidan do vi khuẩn và thường gặp là do vi khuẩn liên cầu nhóm A gây ra.
Đau họng có thể là triệu chứng của viêm amidan
Trào ngược acid dạ dày
Trong các nguyên nhân gây đau họng thì trào ngược acid cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến. Những người có tình trạng trào ngược acid dạ dày sẽ có các biểu hiện như: đắng miệng khi thức dậy, ợ nóng, ợ chua, đau rát họng, ho nhiều đặc biệt là khi nằm xuống. Những triệu chứng này là do acid trong dạ dày còn dư sau khi tiêu hóa thức ăn bị đẩy lên thực quản gây ra.
Ở trường hợp này, nhiều người lầm tưởng đau họng là do nhiễm trùng đường hô hấp và điều trị theo hướng hô hấp mà không điều trị nguyên nhân gốc là do acid trào ngược.
Sức đề kháng của cơ thể giảm
Hệ miễn dịch của cơ thể suy giảm là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, virus xâm nhập vào cơ thể và gây ra các căn bệnh cho hệ hô hấp như viêm họng, ho, chảy nước mũi,… Vì vậy, cần phải luôn đảm bảo sức đề kháng cho cơ thể bằng việc ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, bổ sung vitamin, tập thể dục đều đặn. Đặc biệt với những người đã mắc phải các vấn đề về hô hấp thì cần kết hợp tăng sức đề kháng và thuốc điều trị bệnh lý.
Sức đề kháng suy giảm dễ khiến bạn nhiễm trùng đường hô hấp
2. Viêm họng uống thuốc gì?
Viêm họng uống thuốc gì thì sẽ tuỳ theo từng trường hợp để lựa chọn thuốc hợp lý. Khi viêm họng, người bệnh có thể sử dụng một số thuốc làm giảm triệu chứng như:
Thuốc hạ sốt, giảm đau
Paracetamol là hoạt chất thông dụng được dùng để hạ sốt và làm giảm triệu chứng đau họng, giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn. Tuy nhiên, phải lưu ý liều dùng không được sử dụng quá liều quy định.
Thuốc chống viêm NSAIDs
Thuốc chống viêm NSAIDs sẽ có tác dụng giảm đau và giảm viêm, giảm sưng ở vùng họng. Hai loại thuốc hiện nay được sử dụng rộng rãi là Ibuprofen và Diclofenac.
Thuốc chống viêm NSAIDs khi được dùng để điều trị có thể gây một số tác dụng phụ lên đường tiêu hoá và da như: đầy bụng, ợ nóng, đau dạ dày, táo bón, phát ban,…
Thuốc kháng sinh
Trong một số trường hợp đau họng sẽ sử dụng kháng sinh điều trị để đem lại hiệu quả nhanh chóng. Tuy nhiên, kháng sinh chỉ dùng được sử dụng trong trường hợp vi khuẩn gây ra, nếu như nguyên nhân là virus thì dùng kháng sinh sẽ không có tác dụng mà còn có khả năng lạm dụng kháng sinh.
Các thuốc thuộc nhóm lớn Betalactam như các hoạt chất penicillin, cephalosporin,… hoặc thuốc thuộc nhóm Macrolid như azithromycin, erythromycin,… có thể được sử dụng đúng liều, đúng thời gian để điều trị đau họng cho người bệnh.
Thuốc chống viêm corticoid
Trong trường hợp đau họng nặng, nuốt nước bọt xuống rất đau hoặc khi điều trị bằng kháng sinh có thể kết hợp sử dụng thuốc chống viêm corticoid để tăng hiệu quả điều trị.
Các thuốc corticoid như betamethasone, methylprednisolone, prednisolone,… sẽ làm giảm tình trạng sưng, viêm ở vùng họng giúp người bị viêm họng khỏi bệnh nhanh hơn.
Thuốc trị trào ngược acid dạ dày
Nếu như người bệnh đau rát cổ họng do trào ngược acid dạ dày thì các thuốc nêu trên sẽ không cải thiện được tình trạng đau họng. Do đó, cần xác định chính xác nguyên nhân để có chỉ định điều trị phù hợp.
Thuốc điều trị dạ dày như: antacid, PPI sẽ là những thuốc có thể được bác sĩ kê để giảm đau họng cho người bệnh trong trường hợp này.
Xem thêm: CHUYÊN GIA GIẢI ĐÁP: VIÊM HỌNG MÃN TÍNH ĐIỀU TRỊ KHỎI ĐƯỢC KHÔNG?
3. Điều trị viêm họng không dùng thuốc
Bên cạnh những nhóm thuốc trên, người bệnh có thể sử dụng một số phương pháp làm giảm đau họng không dùng thuốc tại nhà như:
- Súc miệng bằng nước muối sinh lý: Người bệnh có thể súc miệng bằng nước muối sinh lý hoặc nước muối ấm pha loãng mỗi ngày 2 đến 3 lần sau khi đánh răng. Muối có tính chất kháng khuẩn, kháng viêm sẽ giúp giảm cảm giác đau họng và nhanh lành bệnh hơn.
- Chế độ ăn uống: Chế độ ăn uống đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng, tăng cường bổ sung vitamin từ các loại trái cây, rau củ cùng các vi chất thiết yếu giúp tăng sức đề kháng, uống đủ nước đặc biệt nếu viêm họng kèm sốt thì nên uống nhiều nước điện giải.
- Chế độ sinh hoạt: Hạn chế ăn đồ ăn đá lạnh, hút thuốc, uống các thực phẩm chứa chất kích thích như rượu, trà, cà phê,…
Bên cạnh những phương pháp trên, sử dụng siro ho Fortuss cũng là một phương pháp điều trị không dùng thuốc mà người bệnh có thể sử dụng.
Siro ho Fortuss với mật ong Manuka giúp kháng huẩn, giảm viêm đau họng
Siro Fotuss là sản phẩm chứa các thành phần thiên nhiên an toàn, lành tính như mật ong Manuka (có tính kháng khuẩn mạnh gấp 100 lần mật ong bình thường), mật ong hoa dại hữu cơ, tinh dầu Cam, Chanh, Thơm, chiết xuất hoa Cúc Bất Tử, cây Mã Đề, cây Glinderia. Với sự kết hợp này trong một sản phẩm giúp tăng khả bao bọc niêm mạc cổ họng làm dịu cơn đau, rát đồng thời kháng khuẩn, kháng viêm, làm lành viêm họng nhanh chóng, hiệu quả.
Siro Fortuss dùng được cho đối tượng người lớn và trẻ em từ 1 tuổi trở lên kể cả phụ nữ có thai và đang cho con bú.
Mong rằng những thông tin trên sẽ mang lại hữu ích cho bạn đọc để biết rằng khi viêm họng uống thuốc gì. Thông thường viêm họng sẽ hết trong một thời gian ngắn nhưng không nên chủ quan khi gặp phải tình trạng này. Nếu như còn có thắc mắc hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua hotline: 037.4444.015 để được hỗ trợ tư vấn thêm thông tin và giải đáp.
Tham khảo: Sore throat – PMC, Tim Kenealy, PhD MBCHB FRNZCGP, Associate Professor, ncbi, truy cập ngày 23/12/2023.