Tình trạng ốm vặt hay gặp phải ở các bé nhỏ khi hệ miễn dịch chưa được hoàn thiện. Lúc này, việc tăng đề kháng cho trẻ là giải pháp ưu tiên hàng đầu của các bậc cha mẹ. Dưới đây sẽ là giải đáp của chuyên gia về nguyên nhân khiến trẻ hay bị ốm vặt? Khi nào và làm thế nào để tăng sức đề kháng cho trẻ đúng cách? Mời các bậc phụ huynh cùng tham khảo nhé!
Tại sao trẻ hay ốm vặt những năm đầu đời?
Nguyên nhân chính dẫn đến trẻ nhỏ hay bị ốm vặt là do hệ thống miễn dịch của bé đang phát triển và chưa được hoàn thiện để chống lại các tác nhân gây bệnh (vi khuẩn, vi rút và ký sinh trùng).
Trong những tháng đầu đời, trẻ nhận một lượng đủ kháng thể từ sữa mẹ, tuy nhiên lượng kháng thể này sẽ dần giảm đi sau khi trẻ cai sữa. Mặc khác ở giai đoạn này, trẻ nhỏ sẽ được đi nhà trẻ và bắt đầu tiếp xúc nhiều hơn với những tác nhân có hại từ môi trường bên ngoài như vi khuẩn, vi rút, khói bụi, khói thuốc lá,…Đây đều là các nguyên nhân chính gây những bệnh ốm vặt phổ biến như cúm, viêm họng, viêm mũi,…
Trẻ nhỏ thường xuyên ốm vặt do hệ miễn dịch của bé chưa phát triển hoàn thiện
Ngoài ra, hệ tiêu hóa của bé cũng chưa phát triển hoàn thiện, khiến trẻ dễ bị táo bón, tiêu chảy, biếng ăn và kém hấp thu. Nếu như không cung cấp một chế độ ăn uống lành mạnh và đầy đủ dinh dưỡng cho bé, sẽ có nguy cơ dẫn đến suy dinh dưỡng, suy giảm hệ miễn dịch.
Khi nào cần tăng đề kháng cho trẻ bớt ốm vặt?
Mặc dù trẻ nhỏ là đối tượng có khả năng mắc bệnh cao, tuy nhiên bố mẹ hoàn toàn có thể bảo vệ con thông qua việc tăng cường sức đề kháng. Sức đề kháng của trẻ có được ngay khi còn trong bụng mẹ, tiếp tục phát triển khi còn nhỏ, và hoàn thiện lúc trường thành. Ở giai đoạn còn nhỏ, đặc biệt là sau khi cai sữa mẹ, giai đoạn từ 1 – 6 tuổi, hệ miễn dịch chưa phát triển nên các bé sẽ dễ mắc các bệnh ốm vặt hơn. Đây chính là giai đoạn bố mẹ nên bổ sung thêm các thực phẩm dinh dưỡng để xây dựng sức đề kháng cho con.
Tăng đề kháng cho bé hiệu quả – cần bổ sung những gì?
Chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng
Đối với trẻ sơ sinh, nên cho bé bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, vì trong sữa mẹ có nhiều kháng thể, các yếu tố chống nhiễm khuẩn, giúp tăng đề kháng bảo vệ bé hiệu quả nhất.
Các bé khi đã bắt đầu ăn dặm nên cung cấp một chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng và lành mạnh. Mẹ nên cho bé ăn cân bằng các nhóm thực phẩm, cung cấp vitamin và khoáng chất thiết yếu để phát triển trí tuệ, phát triển cơ thể và hơn thế nữa là tăng sức đề kháng. Các nhóm chất mà bé đặc biệt cần cho sự phát triển và tăng sức đề kháng bao gồm, chất đạm, đường bột, chất béo và đặc biệt là vitamin, các chất này sẽ có trong các loại thực phẩm: rau xanh, hoa quả tươi, ngũ cốc, thịt gia cầm, cá, đậu, sữa….
Chế độ dinh dưỡng đa dạng là rất quan trọng để tăng sức đề kháng cho trẻ
Ngoài ra hạn chế cho bé tiếp xúc nhiều với thức ăn nhanh (có quá nhiều dầu mỡ), thức ăn nhiều đường, hoặc chế biến quá mặn, các hàm lượng này nên cân bằng, nếu sử dụng quá nhiều cũng ảnh hưởng nhiều đến hệ tiêu hóa cũng như hệ miễn dịch của trẻ.
Cho bé tiêm phòng đầy đủ
Hệ thống miễn dịch giảm sẽ là điều kiện cho các vi khuẩn, vi rút gây bệnh dễ dàng xâm nhập. Vậy nên việc tiêm phòng đầy đủ rất là quan trọng để phòng tránh chúng. Một số loại vắc xin phổ biến các bé phải tiêm: Cúm, Uốn ván, Sởi – Quai bị…
Tạo thói quen vận động thường xuyên
Thúc đẩy bé tham gia các hoạt động ngoài trời, các bộ môn thể thao. Nghiên cứu cho thấy việc vận động thường xuyên không chỉ giúp các bé tăng cường sức mạnh, cơ bắp và xương mà còn củng cố khả năng miễn dịch của bé.
Ngủ đủ giấc
Giấc ngủ và hệ miễn dịch có mối liên hệ chặt chẽ. Ban đêm là thời gian não bộ tiết ra các chất hỗ trợ quá trình sửa chữa hệ thống miễn dịch. Trẻ sơ sinh thì nên ngủ càng nhiều càng tốt. Trẻ 1 – 2 tuổi cần ngủ 11 – 14 giờ (bao gồm cả giấc ngủ trưa) và trẻ 3 – 5 tuổi cần ngủ 10 – 13 giờ. Các bé sẽ dễ bị thức bất chợt trong giấc ngủ, lý do đa phần có thể là đói và buồn vệ sinh, các mẹ nên cho bé ăn đầy đủ và đi vệ sinh trước khi bé ngủ.
Ngoài ra giữ môi trường sạch sẽ, tập cho bé các cách tự bảo vệ mình, như mang khẩu trang khi đi ra ngoài, rửa tay thường xuyên…
Bổ sung các sản phẩm hỗ trợ tăng sức đề kháng cho trẻ
Ngoài những biện pháp trên, các mẹ có thể sử dụng thêm những sản phẩm hỗ trợ tăng sức đề kháng cho trẻ. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều sản phẩm hỗ trợ tăng sức đề kháng cho bé, một trong những sản phẩm đang được cha mẹ “săn lùng” nhiều nhất là SIRO IMMUNIX3 của thương hiệu OTOSAN – Ý. Thành phần của Immunix3 có chứa mật ong, chiết xuất rễ cúc tím, Beta-glucan từ nấm men Saccharomyces Cerevisiae, Kẽm gluconat, Bào tử lợi khuẩn Bacillus Clausii và các loại vitamin thiết yếu. Sản phẩm đem đến tác dụng 3 trong 1: tăng cường đề kháng toàn diện cho trẻ, chống oxy hóa, kích thích trẻ ăn ngon – hấp thu tốt và cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột.
Cha mẹ có thể tìm mua sản phẩm tại các nhà thuốc lớn và các shop mẹ & bé trên toàn quốc
Ngoài những cách trên, cha mẹ cũng nên cho bé đi khám sức khỏe định kỳ để biết tình hình sức khỏe của con. Hy vọng những thông tin được chia sẻ ở trên sẽ giúp ích cho các bậc cha mẹ trong việc tăng đề kháng và hạn chế những bệnh ốm vặt của các bé. Những cách được nêu trên không những giúp tăng đề kháng cho trẻ mà còn giúp trẻ phát triển toàn diện hơn về mặt thể chất cũng như não bộ cho bé. Ngoài ra nếu còn bất kỳ những thắc mắc nào về chế độ dinh dưỡng hoặc về sản phẩm, gọi ngay đến số hotline: 0969.138.181 hoặc truy cập website: www.otosan.vn để được tư vấn kỹ nhất bạn nhé!