Chàm tai là một bệnh da liễu thường gặp ở trẻ em và gây ra nhiều triệu chứng khó chịu như ngứa, sưng, bong tróc da… Bệnh không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn tác động đến tâm lý của trẻ, khiến cha mẹ lo lắng. Bài viết này sẽ cung cấp đầy đủ thông tin về bệnh chàm tai ở trẻ, cũng như cách điều trị và phòng ngừa bệnh hiệu quả.
Bệnh chàm tai là gì?
Chàm tai là một bệnh da liễu dạng viêm da mãn tính và hay gặp ở trẻ em. Bệnh sẽ xuất hiện triệu chứng đau, ngứa, đỏ, bong tróc da ở vành tai, ống tai ngoài và phần da xung quanh. Tuy bệnh chàm tai không phải là một bệnh quá nguy hiểm, nhưng nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiễm trùng và các biến chứng nguy hiểm.
Chàm tai còn gọi là viêm da dị ứng thể eczema ở tai
Một số biến chứng do bệnh chàm tai gây ra ở trẻ nhỏ, gồm:
- Nhiễm trùng tai: Khi da bị viêm và gây ngứa, trẻ sẽ thường xuyên gãi hoặc chà xát tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và gây nhiễm trùng tai.
- Hẹp ống tai: Các triệu chứng viêm da mạn tính có thể dẫn đến sẹo và làm hẹp ống tai, ảnh hưởng đến thính giác của trẻ.
- Rối loạn tâm lý: Với các biểu hiện ngứa ngáy dai dẳng và da sưng tấy sẽ khiến trẻ cảm thấy khó chịu, tự ti và ảnh hưởng đến tâm lý.
Nguyên nhân nào gây chàm tai ở trẻ nhỏ
Hiện nay, nguyên nhân chính xác gây chàm tai ở trẻ em vẫn chưa được xác định. Tuy nhiên, theo các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra các yếu tố liên quan dẫn đến trẻ bị chàm tai, như:
- Yếu tố di truyền
Yếu tố di truyền được nghiên cứu có mối quan hệ liên quan đến sự tiến triển bệnh chàm tai ở trẻ em. Nếu trẻ có người thân như bố mẹ hoặc anh chị em bị chàm hoặc các bệnh dị ứng khác thì có nguy cơ cao mắc bệnh hơn. Theo thống kê, nếu cha mẹ đều bị chàm, nguy cơ trẻ mắc bệnh lên đến 80%.
- Hệ miễn dịch
Trẻ có cơ địa dễ bị mẫn cảm hay dị ứng sẽ có thể khiến da nhạy cảm hơn với các tác nhân kích thích, dẫn đến tình trạng viêm da và chàm tai.
- Môi trường
Một số yếu tố môi trường như bụi bẩn, phấn hoa, lông động vật, xà phòng và chất tẩy rửa có thể gây kích thích da, từ đó dẫn đến bệnh chàm tai. Đặc biệt, nếu trẻ thường xuyên tiếp xúc với các chất kích thích này có thể làm cho tình trạng bệnh trở nên nặng nề hơn.
- Nhiễm trùng
Chàm tai có thể là biến chứng kéo theo sau một đợt nhiễm trùng da ở trẻ. Nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc nấm có thể khiến da trở nên nhạy cảm và kích ứng hơn, từ đó dẫn đến chàm tai và làm cho tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn.
Biểu hiện của bệnh chàm tai ở trẻ nhỏ
Chàm tai ở trẻ nhỏ là bệnh lý da liễu do hệ thống miễn dịch phản ứng quá mức gây ra. Khi da bị kích ứng, các tế bào miễn dịch trong da giải phóng histamin và các chất trung gian gây viêm, với các biển hiện cụ thể gồm
- Ngứa: Đây là triệu chứng phổ biến nhất của chàm tai. Trẻ em có thể gãi tai liên tục, dẫn đến trầy xước và chảy máu.
- Đỏ da và sưng tấy: Vùng da quanh tai, vành tai hay ống tai ngoài đều có thể bị đỏ và sưng tấy do hiện tượng viêm gây ra.
- Bong tróc da: Khi các vết viêm khô lại, da có thể bị bong tróc thành từng mảng nhỏ. Sau đó có thể kéo theo da bị nứt nẻ và chảy máu.
- Tiết dịch mủ: Đây là một biểu hiện cảnh báo trường hợp nặng của bệnh chàm tai ở trẻ. Khi đó, da ở vùng tai có nguy cơ bị nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc nấm.
Phương pháp điều trị và phòng ngừa bệnh chàm tai hiệu quả
Phương pháp điều trị bệnh chàm tai ở trẻ
Bản chất của bệnh chàm tai là do phản ứng miễn dịch của cơ thể nên để điều trị bệnh, bác sĩ sẽ tập trung vào các nguyên tắc sau:
- Làm giảm triệu chứng khó chịu gồm giảm ngứa, sưng và kích ứng.
- Kiểm soát phản ứng viêm bằng cách sử dụng thuốc chống viêm để giảm viêm da.
- Phục hồi và cải thiện da thông qua giữ ẩm và tăng cường chức năng hàng rào bảo vệ.
Khi đó, người bệnh sẽ được chỉ định dùng các thuốc phù hợp dựa trên mục tiêu trên, gồm:
- Các loại kem dưỡng ẩm sẽ giúp da mềm mại và giảm ngứa.
- Những dòng kem chống viêm chứa corticoid, hỗ trợ giảm viêm da và ngứa.
- Thuốc kháng histamin giúp giảm nhanh triệu chứng viêm
- Kháng sinh và kháng nấm: được dùng khi da có tình trạng dịch mủ do bội nhiễm vi khuẩn và nấm.
Thuốc kháng sinh và kháng nấm sẽ được chỉ định khi có tình trạng nhiễm khuẩn, nhiễm nấm
Người bệnh hãy lưu ý tuân thủ sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, bôi thuốc đúng cách và tránh bôi thuốc vào mắt. Nếu gặp phải bất kỳ tác dụng phụ vào khi sử dụng thuốc, hãy liên hệ ngay bác sĩ đang điều trị để được xử lý kịp thời.
Các cách phòng ngừa bệnh chàm tai
Để phòng ngừa bệnh chàm tai ở trẻ hiệu quả, bố mẹ nên lưu ý các điều sau:
- Giữ gìn vệ sinh cơ thể sạch sẽ, tránh để trẻ tiếp xúc với các chất kích ứng như bụi bẩn, hóa chất, xà phòng mạnh hay nước nóng.
- Thường xuyên cắt móng tay cho trẻ, tránh để móng tay dài dễ gây tổn thương da
- Tăng cường dưỡng ẩm da và vệ sinh vùng tai sạch sẽ, tránh tạo cơ hội xâm nhập cho vi khuẩn và nấm
Tuy nhiên bố mẹ phải biết cách vệ sinh tai đúng cách cho trẻ bằng các dung dịch nhỏ tai thiên nhiên và an toàn. Dung dịch nhỏ tai Otosan Natural Ear Drops là một giải pháp tự nhiên hiệu quả giúp cha mẹ vệ sinh tai, cũng như phòng ngừa các bệnh tai như chàm tai cho trẻ, hỗ trợ loại bỏ và ngăn chặn quá trình hình thành ráy tai quá mức. Với thành phần tự nhiên như keo ong, dầu lý chua đen, bisabolol và các tinh dầu hữu cơ, Otosan Natural Ear Drops sẽ hỗ trợ làm giảm đau, chống viêm, dưỡng ẩm cho tai, đặc biệt là có khả năng kháng khuẩn dịu nhẹ. Đây chính là biện pháp hiệu quả để phòng ngừa các bệnh về tai từ sớm cho trẻ.
Bệnh chàm tai ở trẻ em tuy không nguy hiểm nhưng có thể gây ra nhiều triệu chứng khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của trẻ. Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về bệnh chàm tai ở trẻ em. Nếu bố mẹ còn thắc mắc, hãy để lại câu hỏi dưới bình luận sẽ được đội ngũ chuyên môn giải đáp tận tình.